Món cơm trộn chuối của cụ bà 121 tuổi
GiadinhNet - Cụ Nguyễn Thị Trù (huyện Bình Chánh, TPHCM) sinh năm1893, năm nay đã 121 tuổi, phá vỡ kỷ lục thế giới do một cụ bà người Nhật Bản (116 tuổi) xác lập.
|
Chứng nhận kỷ lục sống thọ nhất Việt Nam của cụ Trù được Trung tâm Guinness Việt Nam xác lập. Ảnh: Đỗ Bá |
Ngày 29/7, chúng tôi đến thăm căn nhà nơi cụ Trù sống cùng ông Út Phán- người con trai út (đã 74 tuổi) ở ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Cụ Trù đang ngồi trên võng, ông Út Phán ngồi cạnh cùng tiếp chuyện ký giả Manabu Sasaki của nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản). Thông qua phiên dịch, ký giả Sasaki chuyện trò thăm hỏi ông Út Phán những chuyện thường ngày của bà cụ. Cụ Trù thì hết nhìn lại nghe, thi thoảng lại ngả lưng xuống võng.
Ký giả Sasaki quyết tâm tìm gặp cụ Trù sau khi thông tin về cụ được truyền thông loan tải. Vì trước đó một cụ bà người Nhật Bản đang nắm giữ kỷ lục thế giới về sống thọ, 116 tuổi. Ký giả này cho biết: Người Nhật quá đỗi ngạc nhiên trước tuổi thọ của cụ Trù. Ngoài tuổi thọ, cụ Trù có đến 10 người con trong khi cụ bà đang nắm giữ kỷ lục thế giới có 3 người con. Số cháu, chắt của cụ Trù “đếm không xuể” bởi chỉ riêng ông Út Phán đã có 7 người con, 14 cháu nội, ngoại.
Sự ngạc nhiên của Sasaki càng tăng gấp bội khi ký giả này nghe người dâu út cụ Trù (bà Út Phương, nay cũng 74 tuổi), chia sẻ lại lối ăn uống của cụ. Cụ Trù gốc người Bình Chánh, từ nhỏ cụ đã ăn trầu và chỉ bỏ cách đây 2 năm bởi một cơn bạo bệnh. Tính tổng thời gian ăn trầu của cụ Trù có lẽ là hơn 1 thế kỷ. Mọi người càng bất ngờ hơn khi biết từ rất lâu, cụ Trù chuyên ăn cơm với…chuối.
![]() |
Nụ cười sảng khoái của cụ bà Việt Nam sống xuyên 3 thế kỷ. |
“Chuối sứ chín tôi cắt lát, trộn với muối, đường cho thấm, sau đó bắc lên bếp củi đun nhỏ lửa. Thịt, cá thì hôm có hôm không nhưng chuối thì hầu như ngày nào cụ cũng ăn! 7h tối cụ đi ngủ, 5h sáng cụ dậy. Cụ ăn sáng một chút rồi uống ly sữa, trưa, chiều ăn 1 bát cơm, uống thêm nước lọc rồi đi ngủ. Vậy là xong một ngày...”, bà Út Phương nói khiến ký giả Nhật Bản ngạc nhiên. Anh này cho biết cụ bà người Nhật 116 tuổi ăn thức ăn “ngon và đắt tiền hơn nhiều”.
Bà Út Phương “bật mí” với chúng tôi: “Thích thì cụ mới nói, không thích thì cạy miệng cũng không ra lời”. Ngồi bệt xuống cạnh võng cụ Trù đang nằm, chúng tôi bóp vai cho cụ. Chúng tôi chưa kịp cất lời thì cụ đột ngột lên tiếng, giọng rất khỏe: “Muốn gì phải nói tôi mới biết. Cứ đến thăm rồi nhìn, nói ri rí thì làm sao tôi nghe được”. Thì ra cuộc chuyện trò giữa vợ chồng ông Út Phán và các ký giả không đủ to để cụ Trù nghe được, nên cụ có vẻ giận.
Chợt cụ níu võng ngồi dậy, thấy tôi đang cầm điện thoại trên tay, cụ hỏi “Cái gì đây?”. “Dạ điện thoại, có hình vợ con của con nè”- chúng tôi cười nói với cụ. “Cho coi đi”- cụ Trù cười. Lạ một điều là răng cụ Trù không rụng mà chỉ mòn đi theo năm tháng, mỗi chiếc đều còn một chút xíu nhú khỏi lợi. “Thấy hai đứa đứng chụp hình là biết vợ chồng rồi!”, cụ Trù nói sau khi xem hình từ chiếc điện thoại.
|
Cụ Trù cùng vợ chồng con trai út và cháu chat. |
Ông Út Phán nói với tôi: “Anh thử xin cái áo lạnh cụ đang mặc bên trong xem cụ nói sao?”. Chúng tôi thực hiện ngay- Cụ Trù nói một tràng: “Tôi còn gì đâu mà xin. Tôi chơi với chị em là không có tiếc. Có người xin cái này, có người xin cái nọ, tôi cho hết, giữ làm gì! Chết rồi, mỗi người đi mỗi ngả, có ai giữ được cái gì đâu. Tôi sống với chị em rất... sảng khoái”.
Có lẽ vợ chồng ông Út Phán nói đúng! Cụ Trù gần như không vướng ưu phiền nên rất thoải mái. Về làm dâu nhà cụ Trù từ năm 22 tuổi tới nay, bà Út Phương nói: “Mẹ chồng tôi hầu như không bao giờ rầy la con dâu và các cháu”. Về cơn bạo bệnh hai năm trước, ông Út Phán cho biết đó là bởi cụ Trù hay tin hai con mình lần lượt qua đời mà đau buồn rồi sinh bệnh.
Có điều, đến thời điểm này thì cụ Trù đã “vô ưu” bởi cụ không nhận ra con,cháu nữa, dù sức khỏe vẫn rất tốt. Cuộc sống gia đình ông Út Phán hiện khá khó khăn, hầu như chỉ trông chờ vào cháu. “Đứa nào tạt qua thăm thì cho chút đỉnh, có bao nhiêu thì ăn uống bấy nhiêu thôi, vợ chồng tôi già rồi, đâu còn làm gì được nữa”, ông Út Phán cho biết.
Trung tâm sách kỷ lục Guinness Việt Nam cho hay: Đơn vị này đang xúc tiến gửi hồ sơ đến Trung tâm kỷ lục thế giới nhằm xác lập kỷ lục sống thọ nhất thế giới đối với cụ bà Nguyễn Thị Trù. Người đang phá vỡ kỷ lục này được xác lập bởi một cụ bà Nhật Bản đang sống, thọ 116 tuổi. Cụ Trù sống 7 năm ở thế kỷ 19, sống trọn thế kỷ 20, sống “lấn sân” thế kỷ 21 đã được 14 năm. |

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.