Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mong ước vào đại học của cậu học trò Khơ mú nghèo đạt 29 điểm khối C

Thứ sáu, 16:46 04/09/2020 | Xã hội

Từ học sinh có học lực trung bình, Moong Văn Dương đã có bứt phá ngoạn mục ở năm cuối cấp. Đạt 29 điểm khối C (cả điểm ưu tiên) nhưng đường tới giảng đường ĐH của cậu học trò nghèo còn lắm gian nan.

Mong ước vào đại học của cậu học trò Khơ mú nghèo đạt 29 điểm khối C - Ảnh 2.


Moong Văn Dương - cậu học trò Khơ mú đạt 29 điểm xét tuyển đại học.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, cậu học trò Moong Văn Dương (Trường THPT Quế Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An) đạt 7,5 điểm môn Ngữ văn, 9,5 điểm môn Lịch sử và 9,25 điểm môn Địa lý, 10 điểm môn GDCD. Tổng điểm xét tuyển khối C (bao gồm cả điểm ưu tiên) của Dương là 29 điểm.

"Moong Văn Dương là học trò người Khơ mú, sinh sống ở bản nghèo, xa trung tâm, nơi người dân chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em. Kết quả này của Dương khiến tôi rất bất ngờ bởi xuất phát điểm của em không thuận lợi như các bạn, điểm thi đầu vào của em không cao, trong 2 năm lớp 10, lớp 11, học lực của em chỉ ở mức trung bình.

Trong năm lớp 12 em đã có sự bứt phá trong học tập và là học sinh tiên tiến. Thành tích này xứng đáng với sự nỗ lực vượt khó và cố gắng không mệt mỏi của em", cô Từ Thị Vân - Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong cho biết.

Mong ước vào đại học của cậu học trò Khơ mú nghèo đạt 29 điểm khối C - Ảnh 3.

Moong Văn Dương và thầy chủ nhiệm Nguyễn Xuân Quang.

Dương là anh cả trong gia đình nghèo có 4 anh em ở bản Nhọt Nhoóng, xã Nậm Nhoóng - một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An). Mẹ thường xuyên đau yếu, việc đến trường của Dương là sự cố gắng không nhỏ đối với em và người bố của mình.

"Bố bảo đời bố vất vả, bám vào nương rẫy vì ít chữ, chỉ có học mới thoát được nghèo, mới hết khổ nên dù vất vả, cực nhọc, bố vẫn luôn động viên em và các em đến trường", cậu học trò nghèo tâm sự.

Rời bản làng, Dương lên thị trấn theo học cấp 3. Biết hoàn cảnh của em, nhà trường hết sức tạo điều kiện, bố trí cho em được ở ký túc xá miễn phí. Các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Xuân Quang rất quan tâm, động viên Dương để em yên tâm học tập.

"Có lẽ mặc cảm về hoàn cảnh nên Dương khá nhút nhát, trầm tính, ít giao tiếp với các bạn. Thời gian đầu lực học của em chưa được tốt nhưng đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt ở lớp cuối cấp", thầy Quang thông tin.

Mong ước vào đại học của cậu học trò Khơ mú nghèo đạt 29 điểm khối C - Ảnh 4.

Căn nhà của gia đình Dương ở bản Nhọt Nhoóng, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong, Nghệ An.

Nhà nghèo, cái ăn còn khó khăn nên Dương không có điều kiện để đi học thêm như các bạn. Ngoài thời gian học trên trường, Dương chủ yếu tự học.

"Các thầy cô cho em mượn sách nâng cao, in sao đề cho em luyện đề. Ở ký túc, việc quản lý học sinh rất nghiêm, đặc biệt là dùng điện thoại nhưng các thầy cô cũng tạo điều kiện để em được dùng mạng internet học online, rèn luyện thêm kỹ năng cũng như kiến thức", Dương cho biết.

Hàng đêm, khi các bạn đã đi ngủ, chiếc giường của Dương vẫn sáng đèn. Cậu học trò nghèo vẫn miệt mài ôn luyện trên chiếc điện thoại cũ đến nỗi như thầy Quang nói "mờ đến mức khó nhìn thấy chữ". Thấu hiểu cái nghèo, cái đói, nhọc nhằn vất vả của cha mẹ là động lực duy nhất để Dương lao vào học tập.

Nỗ lực không mệt mỏi là thế nhưng khi hỏi về bí quyết, cậu học trò Khơ mú này chỉ cười: "Em không có bí quyết gì đặc biệt cả. May mắn em được Ban giám hiệu nhà trường, thầy chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn quan tâm, động viên, được bố mẹ cho đi học. Em đọc nhiều, học đi học lại để ghi nhớ kiến thức, phần nào chưa rõ thì hỏi thầy cô, kết hợp làm đề thật nhiều để luyện kỹ năng và củng cố kiến thức".

Mong ước vào đại học của cậu học trò Khơ mú nghèo đạt 29 điểm khối C - Ảnh 5.

Đạt điểm cao nhưng con đường đến giảng đường đại học của cậu học trò nghèo người Khơ mú này vẫn đang hết sức mờ mịt.

Từ nhỏ, Moong Văn Dương luôn mơ ước được rèn luyện trong môi trường lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, nghiên cứu điểm tuyển sinh của các trường khối Công an, Quân sự những năm gần đây, Dương không đủ tự tin để đăng kí làm hồ sơ. Bởi vậy, khi đạt kết quả này, Dương có phần nuối tiếc bởi nếu em dũng cảm theo đuổi ước mơ, cánh cửa các trường Công an, Quân sự đã rộng mở hơn, em không phải lo lắng chi phí học hành cũng như cơ hội xin việc khi ra trường.

Dương cho biết, em đang cân nhắc nộp hồ sơ xét tuyển vào Khoa Luật hoặc Sư phạm Địa lý Trường ĐH Vinh. Sau những giây phút vui sướng, tự hào là nỗi lo lắng nặng trĩu của cậu học trò nghèo bởi sau Dương còn 3 đứa em nhỏ và người mẹ đau bệnh.

Sau kỳ thi tốt nghiệp THTP, ngày ngày, Dương theo bố lên rẫy làm cỏ lúa. Năm học mới của 4 anh em Dương đang trông chờ vào những đám rẫy thiếu nước tưới đó...

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top