Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một chất gây ung thư từng bị cấm ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhiều người không biết vẫn vô tư tiếp xúc hàng ngày

Thứ sáu, 16:58 31/03/2023 | Sống khỏe

Ít ai biết rằng, chất độc này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi chẳng kém gì thuốc lá.

Ung thư thời nay đã không còn là vấn đề sức khỏe quá hiếm gặp. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này và xung quanh nơi chúng ta sống có thể tiềm ẩn nhiều chất độc hại gây ung thư. Trong số đó, amiăng là một chất từng được khuyến cáo nên tránh xa vì nguy cơ độc hại của nó rất cao. Tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã cấm sử dụng chất amiăng trong đời sống hàng ngày. Nhưng đáng tiếc nhiều người vẫn cố sử dụng mà không biết mức độ nguy hiểm của nó lớn thế nào.

Amiăng là gì?

Theo Bộ Y tế, amiăng là silicát kép của Can xi (Ca) và Magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên. Amiăng gồm 02 nhóm: (a) Nhóm Serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng) có dạng xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đã cấm sử dụng và tiêu thụ mọi hình thức amiăng thì một số quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và ở Việt Nam thì amiăng trắng vẫn tiếp tục được sử dụng; (b) Nhóm Amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite (Amiăng xanh), Tremolite, Anthophylite. Nhóm sợi Amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm.

Một chất gây ung thư từng bị cấm ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhiều người không biết vẫn vô tư tiếp xúc hàng ngày - Ảnh 1.

Các sản phẩm có sử dụng amiăng: công nghiệp xây dựng, cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tàu thủy… Amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân.

Những tác động tiêu cực của amiăng đối với sức khỏe con người là gì?

Amiăng có các sợi mảnh, dài, có thể tách rời nhau và rất mềm. Những sợi mịn này có thể lơ lửng trong khí quyển và nước suốt nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Nếu amiăng đi vào cơ thể con người, nó có thể gây ra tác hại lớn cho phổi. Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của amiăng rất dài, có thể lên tới 20 - 50 năm. Từ đây bạn có thể hình dung được mức độ ảnh hưởng của phổi nếu không được phát hiện kịp thời.

Một chất gây ung thư từng bị cấm ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhiều người không biết vẫn vô tư tiếp xúc hàng ngày - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, amiăng có khả năng chống cháy, cách nhiệt rất tốt nên trong cuộc sống hàng ngày, chất này nghiễm nhiên trở thành vật liệu chống cháy. Chính vì lẽ đó, nó cũng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi và có ảnh hưởng thầm lặng đến sức khỏe con người.

Vậy amiăng thường trú ẩn ở đâu? Làm thế nào để ngăn chặn nó?

Amiăng được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau như gia đình, trường học hoặc một số tòa nhà văn phòng, đồ điện tử trong nhà, thiết bị gia dụng, gạch men và nhiều chất được sử dụng trong ô tô như đệm ngồi và má phanh. Có thể thấy, amiăng xuất hiện ở rất nhiều nơi nên mọi người cần chú ý đề phòng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở một số khu vực công nghiệp. Trong quá trình loại bỏ amiăng thì bạn cũng nên đeo các thiết bị bảo hộ để ngăn chặn sự lây lan của chất này. 

Một chất gây ung thư từng bị cấm ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhiều người không biết vẫn vô tư tiếp xúc hàng ngày - Ảnh 3.

Những tấm xi măng sợi để lợp mái này đều có chứa chất amiăng độc hại.

Canada từng là quốc gia sản xuất amiăng lớn nhất nhưng sức khỏe của người dân đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi amiăng Sau đó, nhiều nước Châu Âu và Châu Mỹ cũng bắt đầu hạn chế sử dụng chất này. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã cấm sử dụng amiăng.

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, tất cả các loại amiăng, kể cả amiăng trắng (Chrysotile) được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 thì Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người.

Tạp chí chuyên đề số 100C của IARC năm 2012 đã kết luận sau khi rà soát hàng trăm nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí quốc tế như sau: "Mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại trong các nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố, nhưng kết luận chung là tất cả các loại amiăng, bao gồm cả amiăng trắng, đều gây ung thư" và không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư. Các nước Mỹ, Đức, Úc, Liên minh Châu Âu đều khẳng định tất cả các loại amiăng bao gồm cả amiăng trắng là chất gây ung thư ở người.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 1 giờ trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 22 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 1 ngày trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Top