Hà Nội
23°C / 22-25°C

MỘT NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA TỔNG BÍ THƯ TẠI HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC 2021: Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc

Thứ năm, 10:22 24/11/2022 | Câu chuyện văn hóa

Cách đây tròn 1 năm, vào ngày 24.11.2021, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.

MỘT NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN CỦA TỔNG BÍ THƯ TẠI HỘI NGHỊ VĂN HÓA TOÀN QUỐC 2021: Tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc - Ảnh 1.

Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. Ảnh: TTXVN

Giữ gìn và phát triển nền văn hóa của dân tộc

Tổng Bí thư đã chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện hiệu quả để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, đó là:

Khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc. Phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của tất cả người dân Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Bên cạnh đó, là việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại.

Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa: bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân và tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền...

Để chấn hưng và phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam, Tổng Bí thư đã chỉ ra rõ những giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa là tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hoá tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cùng với đó là quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại. Chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội.

Triển khai bằng những việc làm cụ thể

Ngay sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11.2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị bằng những việc làm cụ thể.

Thời gian qua, các địa phương đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị tổng kết việc triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021 như Bắc Ninh, An Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Kiên Giang…

Điển hình như việc phát huy được sức mạnh từ các nguồn lực xã hội; Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đến các ngành, địa phương, đơn vị; Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản văn hoá...

Đối với lĩnh vực Di sản văn hoá, qua 1 năm triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã đạt được những kết quả tích cực.

Đơn cử như tại TP. Đà Nẵng, địa phương này đã tập trung tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản, di tích lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích luôn được quan tâm chỉ đạo, bố trí kinh phí để thực hiện.

Hay tại An Giang, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm hàng đầu do An Giang là địa phương với đặc thù có hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú với nhiều loại hình. Bên cạnh đó, địa phương này còn sở hữu kho tàng di sản văn hóa phi vật thể hết sức đặc sắc, đa dạng của cộng đồng các dân tộc.

Tại chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đặt vấn đề liên quan đến lĩnh vực Văn hóa, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hội nhập với thế giới, việc giữ gìn bản sắc của nền văn hóa càng phải được coi trọng. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đối với ngành văn hóa. Trong đó, việc đào tạo nhân lực làm văn hóa phải được chú trọng.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, muốn bảo toàn được văn hóa vật thể, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích danh lam thắng cảnh duy tu, bảo tồn… thì phải có con người “học thực, thi thực, nhân tài thực”.

Bên cạnh đó, để bảo tồn được di sản, di tích, cũng cần phải nâng cao hiểu biết của các tầng lớp nhân dân. Còn trong lĩnh vực Văn học, theo Nhà văn Bùi Việt Thắng, năm 2022 có thể gọi là “Năm văn hóa Việt Nam”. Bởi từ cuối năm 2021, UNESCO đã công nhận và vinh danh hai nhà văn tài năng Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Xuân Hương là Danh nhân Văn  hóa thế giới.

Hai địa phương Bến Tre và Nghệ An đã tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp của hai văn nhân quê hương, đồng thời tổ chức thành công lễ đón bằng công nhận của UNESCO về Danh nhân Văn hóa thế giới trong không khí phấn khởi và tự hào.

“Năm 2022, có thể nói là khoảng thời gian giữa nhiệm kỳ của Hội Nhà văn Việt Nam khởi sắc và nhiều hy vọng. Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tổ chức ở thành phố Đà Nẵng (6.2022) đã thể hiện chiến lược văn học của Hội Nhà văn Việt Nam - hướng tới tương lai trên nền tảng và nội lực văn trẻ. Trong một động hướng tích cực, đề án sách cho thiếu nhi đang được hiện thực hóa và có nhiều triển vọng hứa hẹn. Sách cần cho mỗi người, mỗi nhà, cho cả cộng đồng vì văn hóa đọc là đầu tiên và cuối cùng, dẫu cho văn hóa nghe nhìn đang bành trướng chiếm dần thị phần sinh hoạt tinh thần của con người thời đại. Giải sách Quốc gia 2022 cũng đã tôn vinh văn chương (các tác phẩm được giải: “Cô bé nhìn mưa” của Đặng Thị Hanh, “Nậm Ngặt mây trắng” của Nguyễn Hùng Sơn...)” Nhà văn Bùi Việt Thắng bày tỏ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Câu chuyện văn hóa - 3 ngày trước

GĐXH - Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, còn gọi là "Thập niên sự lệ" vừa nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tối 22/4.

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc khi được fan tặng 1208 kg gạo, con số này có gì ý nghĩa?

Câu chuyện văn hóa - 2 tuần trước

Hoa hậu Thùy Tiên liên tục bật khóc trước tình cảm của gần 2000 fan dành tặng cho mình.

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Chuyện về bánh mỳ tại Không gian văn hóa Làng Gà Trống

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

GĐXH - Tại không gian văn hóa Làng Gà Trống (34 Châu Long, Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện "Chuyện về Bánh mỳ" nhân kỷ niệm ngày "Bánh mỳ Việt Nam" được thế giới công nhận và đưa vào từ điển Oxford của Anh, bổ sung món bánh mỳ vào danh sách từ mới.

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

"Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé vì sao doanh thu vẫn kém xa "Mai"?

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

Ra rạp vào ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết), tính đến 1/3, "Đào, phở và piano" thu được 10 tỷ đồng (theo Cục Điện ảnh) trong khi "Mai" của Trấn Thành cán mốc hơn 500 tỷ đồng (theo Box Office Việt Nam).

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Xúc động hành động NSƯT Diệu Hiền ôm di ảnh cố NSƯT Vũ Linh về viện dưỡng lão

Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trước

Hình ảnh cố NSƯT Vũ Linh mãi mãi ở trong tim khán giả, bạn bè và người thân.

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Đen Vâu lọt 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Chiều 20/2, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 tổ chức họp báo công bố 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến.

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM lên tiếng về vụ Nam Em livestream

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM lên tiếng về vụ Nam Em livestream

Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước

Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đang phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao kiểm tra thông tin hoa khôi Nam Em livestream gây ồn ào mạng xã hội

Hôn nhân đời thực của diễn viên VFC: Đan Lê viên mãn trọn vẹn bên chồng đạo diễn Khải Anh

Hôn nhân đời thực của diễn viên VFC: Đan Lê viên mãn trọn vẹn bên chồng đạo diễn Khải Anh

Câu chuyện văn hóa - 3 tháng trước

GĐXH - Đan Lê là một nghệ sĩ đa tài, cô vừa là MC vừa là diễn viên của nhiều phim phát trên sóng giờ vàng. Ngoài danh tiếng, cô còn có có một gia đình viên mãn.

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

'Biệt động Sài Gòn' và những bộ phim làm nên tên tuổi đạo diễn Long Vân

Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trước

Tên tuổi đạo diễn Long Vân gắn liền với "Biệt động Sài Gòn" - bộ phim màu đầu tiên của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam được công chiếu năm 1985.

Cuộc sống kín tiếng, có nhiều thay đổi của danh hài Hoài Linh ở tuổi 54

Cuộc sống kín tiếng, có nhiều thay đổi của danh hài Hoài Linh ở tuổi 54

Câu chuyện văn hóa - 4 tháng trước

Hoài Linh khiến khán giả tò mò khi không còn tương tác với khán giả qua mạng xã hội, cũng hoạt động nghệ thuật lặng lẽ hơn.

Top