Một ngày của bác sĩ cấp cứu như thế nào?
Các câu chuyện xảy ra tại phòng cấp cứu bản thân nó đã chứa đựng đầy những kịch tính mà không phải thêm bớt gì. Ở đó có những niềm vui và nỗi buồn đan xen lẫn nhau, những cung bậc cảm xúc thay đổi hết sức nhanh chóng, niềm vui của những con người được cứu sống và sự bất lực khi chứng kiến những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa.
Nhân viên phòng cấp cứu hàng ngày phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp ấy. Những áp lực về sự quá tải, áp lực bệnh nhân nặng cũng như áp lực từ chính bản thân mình về chuyên môn.
Bộ ảnh được thực hiện tại khoa cấp cứu A9 Bạch Mai, một trong những nơi có nhịp độ làm việc căng thẳng và “nóng” vào bậc nhất cả nước. Hàng ngày những chiếc xe cứu thương từ các tỉnh phía Bắc đổ về nườm nượp, đồng thời cũng là nơi đào tạo ra các bác sĩ lành nghề cho ngành y.
Công việc tại phòng cấp cứu là những đêm trắng, các bác sĩ và nhân viên y tế mải miết làm việc quên cả thời gian, những bữa ăn giản dị nhoáng nhoàng để lấy sức ra bệnh phòng làm việc tiếp.

Hình ảnh chiếc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh, những khó khăn thử thách mà người bác sĩ sắp phải đối mặt.



Bác sĩ bắt đầu công việc với phong thái khẩn trương.

Sự lo lắng kèm với đôi mắt mang niềm hi vọng có thể cứu chữa người thân của người nhà bệnh nhân.

Nỗ lực cấp cứu một trường hợp nguy kịch.


Chân dung bác sĩ Hùng, hình ảnh một bác sĩ tận tâm với nghề.

Sau những nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi, những giọt nước mắt đau khổ khi mất đi người thân lại bao trùm phòng cấp cứu.

Một bệnh nhân bên cạnh những máy móc, đưa ánh nhìn về phía các bác sĩ với mong muốn sớm được chữa khỏi và ra viện.

Trong căn phòng đèn không bao giờ tắt, công việc liên tục không bao giờ nghỉ, Bác sĩ Hùng cùng các đồng nghiệp vẫn tiếp nhận, chẩn đoán, xem xét để đưa ra những phương pháp điều trị chính xác và nhanh nhất cho bệnh nhân trong tình trạng "khẩn cấp".




Nỗ lực của các y, bác sĩ khi ép tim cho 1 bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn.
Nghề y, là cứ phải học mải miết. học trên giảng đường, học trên bệnh phòng và học từ chính cuộc sống. Các bác sĩ trẻ dẹp bỏ tuổi xuân của mình qua 1 bên, hàng ngày làm việc tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn 1 cách nhiều nhất có thể.

Trong không khí làm việc khẩn trương, bận rộn, bác sĩ Hùng vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một giảng viên trường ĐH Y HN, đó là truyền đạt những kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị cho những sinh viên đang thực tập tại khoa Cấp cứu - những người bác sĩ trẻ trong tương lai. Với những từ ngữ dí dỏm, anh đã lôi cuốn các sinh viên vào bài giảng của mình giúp sinh viên có kiến thức và kĩ năng để đối mặt với các ca cấp cứu nguy hiểm.





Trao đổi với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm, bổ sung kiến thức để tác nghiệp. Ngay cả trong những giờ nghỉ giải lao ít ỏi, người bác sĩ vẫn phải tác nghiệp.
Sau những giờ làm việc tại bệnh phòng, những con người ấy lại lui về sự bình yên giữa cuộc sống ồn ã ấy, pha 1 chén trà mình thích, thiết kế 1 mẫu origami hay chỉ là ngồi đọc 1 quyển sách hay. Cuộc sống vẫn là cuộc sống, như 1 dòng chảy không bao giờ ngừng lại và mỗi người chỉ là 1 hạt cát nhỏ giúp ích cho đời mà thôi.


Sau tất cả, trở về với cuộc sống đời thường, những giây phút nghỉ ngơi thực sự của anh trước những áp lực hàng ngày ở khoa Cấp cứu là khi anh thả mình vào nghệ thuật uống trà và gấp giấy, tận hưởng cuộc sống bình dị, không ồn ào, quên đi mọi mệt mỏi trong công việc, giữ cho mình sự tĩnh tâm, thăng bằng.
Theo Sức khỏe & đời sống

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 54 phút trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.