Một số loại thuốc gây hại thận thế nào?
Tôi 58 tuổi, có chức năng thận hơi kém. Gần đây tôi vị viêm khớp, gút nên phải dùng nhiều loại thuốc.
Tôi 58 tuổi, có chức năng thận hơi kém. Gần đây tôi vị viêm khớp, gút nên phải dùng nhiều loại thuốc. Tôi nghe nói, nhiều thuốc có thể gây hại thận khiến bệnh thận nặng hơn. Những loại thuốc nào có thể gây hại thận? Thuốc gây những bệnh lý nào cho thận? Mong được tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Bùi Văn Đức (Hà Nam)
Thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, ở hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân phải dùng thuốc lâu ngày. Rất nhiều loại thuốc gây ảnh hưởng đến thận theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá hủy các cấu trúc giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận.
Nhiều loại thuốc (cả thuốc bán không cần đơn) có thể gây độc cho thận, thường gặp nhất là các loại kháng sinh, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và đặc biệt là các nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau...

Thận có chức năng chính trong việc lọc và bài tiết thuốc và các thành phần chuyển hóa của thuốc. Khi thận bị tổn thương thì chức năng bài tiết bị giảm, tỷ lệ thuốc trong máu càng cao, càng gây độc thêm cho thận. Các thể tổn thương bệnh lý của thận do thuốc gây ra như sau:
Viêm và hoại tử ống thận cấp tính: Ðây là tai biến thường gặp khi lạm dụng thuốc kháng sinh nhóm aminoside như gentamycin, tobramycin, neomycin, amikocin,...; một số thuốc cản quang có iod khi chụp Xquang; các sunfamid.
Trường hợp bị nhiễm độc thận nặng sẽ có biểu hiện bệnh lý suy thận, tỷ lệ creatinin huyết thanh cao.
Viêm thận kẽ cấp tính: Tình trạng bệnh lý này hiếm gặp hơn nhưng có thể xảy ra cơ chế sinh bệnh là cơ chế miễn dịch dị ứng. Thuốc có khả năng gây biến chứng này thường là penicilin, đặc biệt là meticillin.
Viêm thận hỗn hợp: Viêm kẽ và ống thận mạn thường do các thuốc giảm đau dùng quá liều, như sử dụng thái quá phenacetin.
Trong thư bác nói phải dùng nhiều loại thuốc chữa viêm khớp, gút, nhưng không nói rõ đó là thuốc nào nên không thể tư vấn cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến thận. Có một số nhóm thuốc mà người bệnh khớp thường phải dùng có thể gây hại thận nên người bệnh cần lưu ý như: Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (indomethacin, meloxicam, diclofenac...) đều có tác dụng phụ trên thận như gây suy thận cấp, hội chứng thận hư , tăng huyết áp, tăng kali máu, viêm thận kẽ hoặc bệnh thận mạn tính.
Các loại thuốc hạ sốt giảm đau như aspirin và ibuprofen đơn chất hoặc phối hợp với caffein, codein thường dùng cho người mắc các chứng đau mạn tính như đau đầu, đau khớp, đau lưng. Người trên 50 tuổi, sau một thời gian dài lạm dụng các loại thuốc này thường bị các bệnh về thận, thậm chí suy thận rất nguy hiểm. Khi phải dùng các thuốc dự phòng gút cấp: allopurinol, probenecid, sulphipyrazon, thì nên khởi đầu liều thấp, để đề phòng các tác hại mà thuốc gây cho thận. Để tránh các tác hại do thuốc gây cho thận, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Theo DS. Hà Thanh/SK&ĐS

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, lý do này đáng để học hỏi
Sống khỏe - 3 phút trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 20 phút trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 2 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Thanh Hóa suy gan nặng, chỉ số viêm cao gấp 30 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy gan thừa nhận phát hiện viêm gan B từ hơn 30 năm trước nhưng không điều trị gì. 3 năm gần đây, bà có thói quen tự mua thuốc giảm đau sử dụng kéo dài mà không qua thăm khám.

Dịp nghỉ lễ 30/4, một người chết não hiến tạng cứu sống 6 người
Y tế - 19 giờ trướcBệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua đã thực hiện thành công ca ghép tạng từ 1 người chết não hiến tạng giúp cứu sống 6 người.

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu
Y tế - 23 giờ trướcKhi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcLá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.