Mua bao cao su có gì là xấu?
GiadinhNet - Bước chân vào một vài hiệu thuốc trên đường Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) và hỏi mua bao cao su (BCS), hai bạn trẻ Hải Yến và Tùng Lâm rất bất ngờ trước thái độ của người bán hàng.
![]() |
Các bạn sinh viên Đà Nẵng tuyên truyền về sử dụng bao cao su,
tránh mang thai ngoài ý muốn. Ảnh: HT |
Kiến thức về SKSS của thanh thiếu niên còn nhiều lỗ hổng
“Kiến thức về SKSS của thanh thiếu niên của chúng ta còn có lỗ hổng. Trong SAVY 2, khi đặt câu hỏi cần dùng biện pháp gì để tránh mang thai thì có tới 20% VTN,TN không biết áp dụng biện pháp tránh thai nào cả. Dư luận xã hội so với trước đây bớt khắt khe đi rất nhiều về quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng vẫn còn nhiều người lớn tuổi không đồng tình với việc này. Tuổi dậy thì của trẻ em ngày càng sớm trong khi đó, tuổi kết hôn ngày càng muộn. Trong quãng thời gian dài này số người quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ nhiều lên và số tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng sớm hơn trước. Nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa thì rất nhiều em dễ bị mang thai ngoài ý muốn”. TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ |
Một buổi theo chân Hải Yến – sinh viên Trường ĐH Phương Đông và Tùng Lâm – sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội làm phóng sự về SKSS vị thành niên, thanh niên (VNT,TN) của chương trình “Đối thoại trẻ”, VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam với nhiều trải nghiệm thú vị và bất ngờ.
Ở tất cả các hiệu thuốc hai bạn trẻ vào để mua BCS, các bạn đều nhận được sự hướng dẫn rất chung chung và “mơ hồ”. Người đầu tiên hướng dẫn sử dụng rất tận tình: “Cho cái này lồng vào bộ phận của nam rồi tuồn lên thôi”. Một người bán thuốc khác cười nói: “Cái này là của con trai, con trai biết cách dùng, chứ chị chịu”. Đặc biệt bất ngờ khi vừa bước vào một hiệu thuốc hỏi mua BCS, người phụ nữ bán hàng trả lời thẳng thừng: “Tôi không bán đâu”. Hai bác lớn tuổi có mặt tại hiệu thuốc cũng hưởng ứng: “Bé quá thì không nên. Bán thì các cháu nó sẽ hư hỏng. Các cháu còn trẻ đúng ra là chưa được phép dùng những cái đó”, người đàn ông gần 70 tuổi nói. Còn người phụ nữ lớn tuổi kia nhận xét: “Các cháu bây giờ đua đòi quá, theo tôi nghĩ là không bán”.
Ngay sau khi các bạn trẻ rời đi, ekip làm truyền hình đã hỏi người vừa từ chối bán BCS, chị nói: “Các cô cậu ấy mà vào mua ít khi bọn chị bán lắm. Bọn chị bảo là nhà chị không bán”. Chị bán thuốc ở quầy bên cạnh bày tỏ: “Thực sự mình không biết phải đánh giá như thế nào, trông trẻ thế mà đã đi mua…”. Tuy nhiên, vẫn có người có quan niệm khác: “Chị muốn hướng dẫn cho các cháu để biết cách sử dụng. Mua BCS thì không có gì là xấu, nếu không bán BCS thì các cháu vẫn quan hệ tình dục. Khi đó, hậu quả còn khó lường hơn khi các cháu còn chưa trưởng thành”.
Nhận thức chưa chuyển thành hành vi
Cũng chính vì thiếu kiến thức và gặp phải định kiến như trên nên nhiều bạn trẻ đã mang thai ngoài ý muốn. Đây cũng là cơ hội để nhiều cơ sở nạo hút thai (NHT) mọc ra và hoạt động công khai trên một số tuyến phố như: Phùng Hưng, Triệu Quốc Đạt, dốc BV Phụ sản Hà Nội…
Đường Giải Phóng được nhiều người đặt tên là “con phố nạo hút thai” với nhiều biển hiệu quảng cáo nổi bật và sự săn đón nhiệt tình của hệ thống cò mồi là nơi nhiều bạn trẻ lỡ mang thai tìm đến. Tại BV Phụ sản Hà Nội, BS Lương Tâm Phúc – Phó Trưởng khoa KHHGĐ, BV Phụ sản Hà Nội cho biết: “Mỗi ngày BV có trung bình từ 90 -100 ca NHT, trong đó tỉ lệ VTN chiếm khoảng 40%”. Tuy nhiên, tại TP HCM, theo số liệu thống kê của Trung tâm chăm sóc SKSS năm 2011, toàn TP có tới 95.067 ca NHT, trong đó VTN chỉ chiếm 3.876 ca (4,1%).
Theo con số chính thức do Tổng cục Thống kê mới công bố thì tỉ lệ NHT ở Việt Nam là 27ca/100 trẻ đẻ sống, trong đó trẻ VTN chiếm 20%. Tỉ lệ này giảm đi rất nhiều do kiến thức về SKSS nói chung, về KHHGĐ và các BPTT nói riêng ở giới trẻ đã có nhiều tiến bộ. Theo TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, dù tỉ lệ NHT ngày càng giảm nhưng chúng ta chưa bằng lòng và mong muốn phải giảm hơn nữa. Tuy nhiên, ông cũng cho hay không phải cứ có đầy đủ kiến thức, nhận thức thì các em sẽ thực hành để bảo vệ SKSS. Điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2) cho thấy 61% các bạn nữ và 51% các bạn nam giới e dè khi sử dụng BCS.
Ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, việc tiếp cận các dịch vụ SKSS/KHHGĐ vẫn còn hạn chế. Qua điều tra SAVY 2 cho thấy có 1/3 số VTN,TN chưa tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc SKSS. TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh: “Đây chính là khoảng trống mà trong thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện nhiều hơn”.
Hiện nay việc giảng dạy về SKSS trong các trường học còn bất cập và hạn chế. Các bài giảng chưa hấp dẫn, giáo viên giảng dạy còn tâm lý e ngại, nhiều học sinh né tránh. Lượng kiến thức thu được từ nhà trường ít nên đa số các em tìm hiểu về SKSS, sức khỏe tình dục qua sách, báo, ti vi, thậm chí là phim ảnh ngoài luồng.
Cô Nguyễn Thị Quyên – Giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi chưa được cung cấp bất cứ một tài liệu, khung chương trình nào về giáo dục SKSS VTN. Trong giờ tôi dạy về SKSS, các biện pháp tránh thai thì nhiều học sinh e ngại, thậm chí có giáo viên né tránh việc giảng dạy này”.
Bà Hà Thị Dung – Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng tình trạng trên là do các giáo viên phải kiêm nhiệm: “Họ phải lo nhiều việc khác nữa nên không thể chú trọng vào việc giáo dục SKSS, giới tính hay việc lồng ghép các nội dung vào học chính khóa thì bản thân giáo viên dạy môn đó cũng chưa đầu tư thời gian, công sức để tìm ra các phương pháp tiếp cận tốt nhất để chuyển tải cho học sinh”.
Để khắc phục những “lỗ hổng” cả về nhận thức và hành vi, các nhà hoạch định chính sách và các bạn trẻ đều cho rằng, cần có sự tương tác tốt hơn từ cả hai phía. TS Dương Quốc Trọng cho biết, hiện Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCSHCM đưa giáo dục SKSS vào chương trình hành động của Trung ương Đoàn. Tổng cục DS-KHHGĐ cũng phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình thí điểm giáo dục SKSS trong các trường trung học phổ thông, kết hợp trong các môn học: Giáo dục công dân, Sinh học… Tuy nhiên, theo TS Dương Quốc Trọng, do kinh phí có hạn nên chương trình này mới dừng ở mức thí điểm tại một số trường học.
“Chúng tôi sẽ nỗ lực để giới trẻ ngày càng có nhận thức đầy đủ hơn, có nhiều hiểu biết hơn về SKSS và các biện pháp tránh thai. Đối với những người cung cấp các dịch vụ thì sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ. Đối với các bạn trẻ, khi đã có sự hiểu biết rồi thì phải có thái độ đúng đắn; đặc biệt là cần phải thay đổi hành vi, để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn; đảm bảo cho mình một sức khỏe và tương lai tốt nhất trong hành trang bước vào đời”, TS Dương Quốc Trọng nói.
“Đôi khi người cung cấp dịch vụ nhìn VTN,TN với ánh mắt thiếu thiện cảm hoặc trách móc, quở mắng: “Bé thế kia, trẻ thế kia mà đã dùng bao cao su!”. Do đó, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho VTN,TN, chúng ta cũng cần quan tâm nâng cao cả nhận thức của người lớn”.
Ông Nguyễn Thanh Hảo (Phó Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên, TƯ Đoàn TNCSHCM)
“Tôi và các bạn trẻ - sự an toàn là vì chính chúng ta. Để có được một mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh thì việc áp dụng các biện pháp tránh thai, các biện pháp an toàn tình dục là rất cần thiết. Không có gì tốt hơn khi các bạn tự chủ động tìm hiểu, tự chủ động bảo vệ chính mình”.
Hoàng Tùng Lâm (Sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV)
“Rào cản lớn nhất khiến VTN,TN gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS là tâm lý. Xã hội còn nhiều người định kiến khi nói về tình dục và SKSS. Đó cũng là lý do khiến nhiều bạn trẻ khi gặp khúc mắc thì rất khó khăn, ngần ngại để chia sẻ và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS VTN”.
Nguyễn Thị Hải Yến (Sinh viên Trường ĐH Phương Đông) |

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.