Mùa hè, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào cha mẹ nhất định phải phòng cho con?
GiadinhNet – Những bệnh truyền nhiễm mùa hè dễ mắc, nguy hiểm sau đây, cha mẹ cần phải nhớ.
Tại Hội thảo phòng chống các dịch bệnh mùa hè ngày 20/5, TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong số các ca mắc 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8) giai đoạn 2011-2015, cúm là bệnh có số ca mắc cao nhất với gần 400.000 ca mắc.
Trong đó, miền Bắc có gần 260.000 ca, cao gấp 4 lần so với miền Trung, miền Nam, và cao gần 20 lần so với Tây Nguyên.

Cúm, tiêu chảy, tay chân miệng là 3 bệnh "dẫn đầu" về tỷ lệ mắc vào mùa hè. Ảnh minh họa
Sốt xuất huyết, tay chân miệng cũng là những bệnh phổ biến trong ngày hè. Trong đó, gần 40 nghìn ca mắc tay chân miệng trong 4 tháng ở giai đoạn 2011 – 2015, số ca mắc gặp phổ biến nhất ở khu vực miền Nam với hơn 20 nghìn ca.
Theo TS Bắc, thời tiết mùa hè là nguyên nhân dễ bùng phát các dịch bệnh này. Do tình trạng nắng nóng, thực phẩm dễ ôi thiu, không đảm bảo an toàn thực phẩm, khô hạn, thiếu nước sạch… làm gia tăng mắc bệnh đường tiêu hóa. Tỉ lệ mắc trung bình 4 tháng trong 5 năm này với tiêu chảy là gần 225.000 ca mắc, miền Bắc cũng dẫn đầu với gần 129 nghìn ca mắc.
Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều cũng là điều kiện lý tưởng để véc tơ truyền bệnh sinh sôi và phát triển.
Để phòng các bệnh liên quan đến muỗi đốt (sốt xuất huyết, viêm não virus Nhật Bản và Zika) cần phải diệt muỗi bằng cách không để vật dụng đọng nước làm nơi cho muỗi để trứng; ngủ mà; chống muỗi đốt bằng kem chống muỗi.
Với các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tay chân miệng, lỵ phòng bệnh hiệu quả nhất là vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi rửa vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn; Thực hiện ăn chín uống sôi. Đồng thời làm sạch đồ chơi, những vật dụng trẻ hay cho mút vào miệng. Bên cạnh đó phải xử lý chất thải đúng quy định phòng virus có trong phân lan rộng ra môi trường, lây bệnh.
Với bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, lây qua tiếp xúc như thủy đậu, cần giữ gìn, cách ly khi nhiễm bệnh.
Đặc biệt với bệnh đau mắt đỏ do adenovirut là căn bệnh vô cùng phổ biến trong ngày hè, với số mắc trung bình trong 4 tháng của giai đoạn 2011- 2015 là 7.500 ca mắc, trong đó riêng khu vực miền Bắc đã chiếm đến hơn 5 nghìn ca.
Các chuyên gia khuyến cáo, đã bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không đi bơi, nên nghỉ học để phòng lây bệnh cho người khác do virus lây qua hô hấp (tiếp xúc gần) và qua dịch nước mắt bám vào đồ vật khi người bệnh dùng tay dụi mắt.
Theo TS Bắc, cơ bản để giảm lây truyền các bệnh truyền nhiễm thì việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống sạch sẽ, vệ sinh mũi họng, vệ sinh mắt và rửa tay xà phòng thường xuyên sẽ giảm nguy cơ lây bệnh. Bên cạnh đó khi mắc bệnh phải đảm bảo cách ly để phòng lây cho người khác. Dùng các thuốc bác sĩ chỉ định để chữa triệu chứng.
V.Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 5 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 16 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.