Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mức sinh thấp đã đẩy nhanh quá trình già hóa dân số ở Việt Nam

Thứ ba, 11:22 30/11/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mức sinh ở một số khu vực đang giảm xuống rất thấp khiến tốc độ già hóa dân số tăng nhanh… đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác dân số hiện nay.

Việt Nam đang đứng trước thực trạng mức sinh khác biệt đáng kể giữa các vùng miền. Càng khu vực khó khăn, mức sinh càng cao, có nơi rất cao. Tại các đô thị, kinh tế xã hội phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi rất thấp.

Là đầu tàu kinh tế, song TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước - 1,53 con (năm 2020). Tình trạng này diễn ra vài năm trở lại đây và nhiều cặp vợ chồng trẻ không có nhu cầu sinh con thứ hai. Theo Chi cục Dân số KHHGĐ TP Hồ Chí Minh, khi cán bộ dân số đi vận động người dân sinh đủ 2 con, nhiều cặp vợ chồng đã thẳng thắn chia sẻ, họ ngại sinh con thứ hai vì áp lực kinh tế, việc làm và nhà ở. Tương tự, tại Hà Nội, cũng có nhiều cặp vợ chồng trẻ chỉ sinh một con do chịu áp lực về kinh tế, hoặc cũng có người ngại sinh con thứ hai.

Nơi có mức sinh thấp tiếp tục có xu hướng giảm sâu và ngày càng lan rộng. Trong 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp chủ yếu là các tỉnh, thành ở phía Nam, trong đó có một số tỉnh mức sinh rất thấp như khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung.

Mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm tại các tỉnh thành này sẽ dẫn đến một hệ lụy nghiêm trọng đó là già hóa dân số nhanh dẫn đến thiếu hụt lực lượng lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Từ năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu "dân số vàng". Với cơ cấu dân số này, là cơ hội "vàng" để nước ta có được lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020. Tuy nhiên, sau giai đoạn dân số "vàng" sẽ bước sang giai đoạn dân số "già". Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới.

Tại Việt Nam, người cao tuổi gia tăng cả về số người và tỉ lệ trong dân số. Trong giai đoạn 2009- 2019, người cao tuổi gia tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu. Sẽ chỉ mất không tới 20 năm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%.

Già hóa dân số khiến cho người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh tật mạn tính, có nguy cơ tàn phế, đòi hỏi các biện pháp trợ giúp thích hợp. Chi phí y tế cho người già cao gấp 7-10 lần người trẻ vì người người cao tuổi sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc.

Mức sinh thấp dẫn đến già hóa dân số không chỉ đặt Việt Nam trước thách thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến nguồn cung lao động.

Mức sinh thấp đã đẩy nhanh quá trình già hóa dân số ở Việt Nam - Ảnh 1.

Già hóa dân số đặt Việt Nam trước nhiều thách thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn cung lao động.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng hơn 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số, nghĩa là trong năm người sẽ có một người cao tuổi .

Đến năm 2039, dự báo số lượng người cao tuổi ở Việt Nam sẽ vượt quá số lượng trẻ em. Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm và sự biến động này sẽ có tác động xấu đến phát triển kinh tế.

Nếu tính riêng trong một số phân nhóm dân số: 7,7 triệu người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 67,16%%)1 dù có dấu hiệu theo xu hướng giảm, tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo khoảng 25% (năm 2016), tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo đa chiều chiếm 23,2% (năm 2017), và năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi sống trong các hộ nghèo là 7,4%.

Tỷ lệ người cao tuổi sống trong hộ nghèo cao gần gấp đôi mức trung bình của cả nước năm 2020 đặt ra câu hỏi: "Liệu việc chăm sóc cho người cao tuổi có phải đã trở thành một gánh nặng chi phí, góp phần làm tăng tình trạng nghèo của hộ gia đình có người cao tuổi?".

Hiện Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi thu nhập trung bình (nếu nhanh thì cũng phải mất ít nhất 15 năm nữa để thành quốc gia có thu nhập cao) và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nên khó mà xây dựng một hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc người cao tuổi tốt, phù hợp với tình hình dân số như dự báo.

Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình phát triển, áp lực tài chính, thời gian làm việc tăng sẽ gây ra tâm lí ngại sinh đẻ mức sinh cũng đến giới hạn rồi và sẽ giảm nhanh chóng nếu không có các biện hỗ trợ kinh tế…

Vì vậy việc cần làm bây giờ là làm chậm lại quá trình già hóa bằng mọi cách trước khi ta có tiềm lực đủ để chống lại nó. Để làm được điều này, Nhà nước cần có chiến lược truyền thông để đưa mức sinh thấp về mức sinh thay thế; tuyên truyền để thay đổi nhận thức "trọng nam khinh nữ", không lựa chọn giới tính thai nhi cũng như đẩy mạnh chương trình tầm soát trước sinh, sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng...

Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cần sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền vận động để người dân thay đổi nhận thức và hành vi, nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.

H.L (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top