Mười năm tổ chức 1 lần, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
GĐXH - Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan, còn gọi là "Thập niên sự lệ" vừa nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tối 22/4.
Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (Thập niên sự lệ) 10 năm mới diễn ra một lần và năm nay đặc biệt hơn vì được nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội bắt nguồn từ văn hóa dân gian, tôn vinh, tưởng nhớ công lao của Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và nhiều thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh có công lớn trong lịch sử dân tộc.
Tại lễ nhận bằng di sản, bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Nghệ An, nhấn mạnh dòng họ Nguyễn Cảnh với gần 600 năm sinh cơ lập nghiệp đã trở thành dòng họ có bề dày truyền thống, còn lưu giữ được rất nhiều di sản quý báu trên mảnh đất Đô Lương - Nghệ An. Trong đó, "Thập niên sự lệ" là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng thờ thần và thờ cúng tổ tiên, để tưởng nhớ công lao của Thái phó Nguyễn Cảnh Hoan và nhiều con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh có công trong lịch sử.
Theo chia sẻ của bà Mỹ Hạnh, "Thập niên sự lệ", từ một hoạt động lễ nghi của dòng họ, lễ hội đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan đã dần có sức lan toả, trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh của cộng đồng. "Điều đó cho thấy, truyền thống lịch sử của dòng họ đã có sự gặp gỡ, kết hợp với yếu tố văn hoá dân gian để tạo nên lễ hội văn hoá đáp ứng nhu cầu tâm linh của cả cộng đồng", bà Hạnh nói. Lễ hội cũng mang đậm truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần thượng võ, hiếu học.
"Thập niên sự lệ" trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cũng có nghĩa là nhân dân huyện Đô Lương và con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh cần phát huy tiếp vai trò của cộng đồng, dòng họ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Đặc biệt, họ cần thực hiện kế hoạch đào tạo một cách bài bản để thế hệ trẻ thực hành các nghi thức tế lễ trong lễ hội, sưu tầm tài liệu cổ ghi chép về "Thập niên sự lệ" làm cơ sở để phục dựng lại lễ hội chính xác, khoa học, cũng như bảo tồn không gian văn hóa diễn ra lễ hội.
Theo hồ sơ di sản, lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan còn gọi là "Lễ hội chay" hay "Thập niên sự lệ". Lễ hội được tổ chức lần đầu năm 1604, vào ngày 15.3 âm lịch. Được tổ chức định kỳ 10 năm một lần, song lễ hội cũng từng bị gián đoạn. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, lễ hội tạm hoãn 3 lần vào các năm 1954, 1964 và 1974. Từ năm 1984, dòng họ Nguyễn Cảnh đã khôi phục lại lễ hội.
Trong lễ hội "Thập niên sự lệ" có các nghi lễ như lễ dâng cỗ chay và lễ cáo yết tại đền, lễ rước các bậc tiên tổ về nhà thờ Đức Thánh Thái phó Tấn Quốc công. Ngoài các nghi lễ chính còn có lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và vong linh con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh qua các đời được siêu thoát. Đây là dòng họ từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An. Với 25 đời con, cháu hậu duệ, dòng họ Nguyễn Cảnh không chỉ góp phần xây dựng cơ nghiệp mà còn sản sinh ra những danh tướng, danh nhân, nhà văn hóa và lương y nổi tiếng tài năng, có những đóng góp ý nghĩa trong lịch sử dân tộc.
Dòng họ Nguyễn Cảnh có 18 người được phong quận công, 72 người được phong tước hầu; từng được vua Lê ban 8 chữ vàng "Trung cần nhân nghĩa - Bảo hộ quốc dân". Trong sự nghiệp cầm quân, phò Lê diệt Mạc, Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng các tùy tướng nhiều lần lập chiến công hiển hách, góp phần đánh đuổi quân nhà Mạc ở địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
NSƯT Tân Nhàn và dàn nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc Quốc gia tỏa sáng trong "Cảm xúc tháng 10"
Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trướcNSƯT Tân Nhàn cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi như:NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, Lan Anh... và các ca sĩ trẻ đã có những tiết mục bùng cháy, thăng hoa hết mình trong đêm nhạc "Cảm xúc tháng 10".
NSƯT Quang Thắng: Sống xa nhau, vợ chồng vẫn mặn nồng sau hơn 20 năm
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcNghệ sĩ Quang Thắng nổi tiếng từ thập niên 1990 với dàn diễn viên "Gặp nhau cuối tuần" và "Táo quân". Ở tuổi 56, nam nghệ sĩ vẫn miệt mài đóng phim và diễn hài.
Khám phá 'kho tàng' trên phố Nguyên Hồng của 'giọng đọc huyền thoại', NSND Lê Chức
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Giới thiệu ngôi nhà ngổn ngang với kho tàng đồ sưu tầm, sách báo, tượng Phật và khối lượng công việc ở tuổi U80, NSND Lê Chức thừa nhận: "Chưa từng có ngày nào nghỉ hưu và bản thân tôi cũng tự tạo ra những điều kiện không nghỉ hưu".
NSƯT Nguyệt Hằng: Bà ngoại ở tuổi 51, không muốn 4 con theo nghề mẹ
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcDiễn viên Nguyệt Hằng không buồn vì các con không theo nghề bố mẹ. Con gái lớn của chị dù từng thi đỗ trường Sân khấu Điện ảnh nhưng đã từ bỏ sau 1 năm theo học.
Đạo diễn Việt Nam đầu tiên được Hollywood tôn vinh là ai?
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcĐạo diễn này nổi tiếng với những bộ phim như "Thị xã trong tầm tay"; "Bao giờ cho đến tháng mười"; "Thương nhớ đồng quê", "Đừng đốt",...
Nghệ sĩ Vũ Đức trước khi mất: Vừa nói 'anh mệt lắm', hai hàng nước mắt chảy ra
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước"Tôi lấy khăn lau nước mắt cho anh và bảo "thôi, anh cứ niệm Phật đi, đừng suy nghĩ gì cả". Thế là sau đó anh ấy nhắm mắt rồi qua đời" – em gái nghệ sĩ Vũ Đức chia sẻ.
NSND Tự Long chấn chỉnh dân mạng
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước“Không đủ tầm”, “Ké fame”… là những lời phán xét tiêu cực đến Tự Long khi nam nghệ sĩ nhắc đến chương trình “Anh trai say hi” (ATSH) trong khi là người chơi của show đối thủ “Anh trai vượt ngàn chông gai” (ATVNCG).
‘Chị Google' xinh đẹp và chuyện tình lãng mạn với chàng quân nhân
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcCô gái 22 tuổi Khổng Phương Mai không chỉ nổi tiếng trên mạng với khả năng MC và nhái giọng AI mà còn được ngưỡng mộ vì chuyện tình với chàng quân nhân trẻ tuổi.
Người phụ nữ đặc biệt khiến Ngọc Trinh phải gửi tiền về hằng tháng, xây nhà báo hiếu
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Ngọc Trinh không còn xuất hiện trong làng giải trí quá nhiều nhưng câu chuyện về mối quan hệ của cô với mẹ kế vẫn luôn được khán giả nhớ đến.
Nữ diễn viên mang hàm thiếu tá, diện mạo xinh đẹp nhưng toàn đóng vai đoản mệnh là ai?
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, hiền lành nên Huyền Sâm thường được các đạo diễn nhắm đến những vai có số phận éo le, đoản mệnh.
Khám phá 'kho tàng' trên phố Nguyên Hồng của 'giọng đọc huyền thoại', NSND Lê Chức
Câu chuyện văn hóaGĐXH - Giới thiệu ngôi nhà ngổn ngang với kho tàng đồ sưu tầm, sách báo, tượng Phật và khối lượng công việc ở tuổi U80, NSND Lê Chức thừa nhận: "Chưa từng có ngày nào nghỉ hưu và bản thân tôi cũng tự tạo ra những điều kiện không nghỉ hưu".