Muốn tránh mắc bệnh tả trong những ngày hè sáng mưa chiều nắng, không được bỏ qua những lưu ý này!
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,9 triệu người mắc bệnh tả, 95000 trường hợp trong số đó đã tử vong. Bệnh thường diễn ra vào mùa hè trong điều kiện thiếu nước sạch do hạn hán hoặc bão lũ...
Trong số bệnh thường gặp vào mùa hè , bệnh tả là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn tả gây nên có thể giết chết một người trưởng thành trong vài giờ nếu không điều trị kịp thời.

Vi khuẩn tả có khả năng lây truyền mạnh mẽ thông qua thức ăn và nước uống nhiễm bẩn. Tiêu thụ động vật có vỏ còn sống hoặc chưa chín kĩ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Dưới đây là một số giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này:
Rửa tay thường xuyên
Biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phòng tránh vi khuẩn lây lan qua đường miệng là rửa tay thường xuyên với xà phòng. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi cho trẻ nhỏ ăn sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh có hại. Dan Gingold, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore lưu ý rằng, xà phòng có khả năng làm sạch tay hơn các hóa chất khử trùng. Ngoài ra, bạn nên đeo găng tay và rửa tay sau tiếp xúc với người bệnh.

Sử dụng nước sạch
Nước là một trong những môi trường vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất. Do đó, dành thời gian vệ sinh nước sẽ giúp đảm bảo những người xung quanh trong gia đình không bị lây bệnh. Hơn nữa, bạn nên làm sạch thực phẩm, dụng cụ chế biến thức ăn và khu vực nấu nướng để tiêu diệt ổ phát tán vi trùng.
Mùa hè là thời điểm lý tưởng dành cho những chuyến đi chơi và kì nghỉ dài ngày. Việc làm quan trọng khi đi du lịch hoặc tới những địa phương mới là tìm nguồn nước sạch, đặc biệt các khu vực nhiễm bẩn. Lựa chọn nước đóng chai cũng là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, Nicole Glassman, giám đốc Trung tâm y tế Mindful Health ở New York khuyến cáo, bạn nên tránh làm bẩn nguồn nước khi vệ sinh cá nhân, tắm hoặc giặt quần áo.
Nếu sinh sống trong khu vực không thể tiếp cận với nước đóng chai và bạn nghi ngờ nước nhiễm bẩn, hãy thực hiện những biện pháp này để đạt được hiệu quả vệ sinh nước cao nhất:

Làm lắng bụi bẩn và hạt cát khi lấy nước.
Sử dụng bộ lọc cát và than hoặc vải sạch để lọc nước.
Khử trùng và đun sôi trước khi sử dụng nước.
Đun sôi nước hoặc sử dụng hóa chất khử trùng là một trong những biện pháp tiêu diệt vi khuẩn phổ biến hiện nay. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn, hãy nhớ đun sôi nước ít nhất một phút. Nếu không có điều kiện, mọi người có thể sử dụng clo hoặc chanh để diệt khuẩn. Thuốc tẩy gia dụng và các sản phẩm khử trùng làm từ clo nên được mua ở những đại lý có uy tín và bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Tiêu thụ thức ăn chín
Giống nước, thực phẩm cũng cần phải làm sạch để hạn chế vi khuẩn lây bệnh. Hơn nữa, bạn cần đảm bảo các loại hải sản, động vật có vỏ đặc biệt là hàu, tôm và cua được nấu chín đúng cách. Ngoài ra, tránh trộn lẫn thức ăn sống với thực phẩm chín để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Theo Linda Anegawa, chuyên gia y khoa tại Trung tâm Y tế Pali Momi ở Hawaii, quá trình chế biến các món salad, rau sống cần sử dụng nước sạch lấy từ nguồn tin cậy. Hơn nữa, bạn nên tránh tiêu thụ kem hoặc nước đá và dùng chung vật dụng ăn uống.

Loại bỏ phân an toàn
Bạn nên sử dụng hóa chất, thuốc tẩy để loại bỏ chất thải nếu không có điều kiện sử dụng nhà vệ sinh. Seth Smith, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Florida cho biết, mọi người cũng có thể tự đào hố hoặc rãnh sâu nửa mét và dùng chúng như một nhà vệ sinh tạm thời. Sau khi giải quyết, hãy lấp đất che phủ để đảm bảo vi khuẩn không phát tán ra ngoài.
Tiêm phòng
Hiện nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO có rất nhiều loại vắc-xin có khả năng phòng chống bệnh tả. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo, người dân nên tiêm phòng nếu sinh sống ở khu vực thường bùng phát dịch bệnh và không có đầy đủ điều kiện y tế. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể bạn khỏi vi khuẩn tả trong vài tháng. Do đó, mọi người cũng cần tuân thủ đúng các biện pháp phòng ngừa khác để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Theo Helino

Dinh dưỡng và vận động - ‘chìa khóa’ đơn giản để sống khỏe
Y tế - 14 giờ trướcSKĐS -chăm sóc sức khỏe. Khi được kết hợp một cách khoa học và đều đặn, "bộ đôi" này không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn hỗ trợ phòng tránh, cải thiện và kiểm soát nhiều bệnh mạn tính.

Đội nhóm - giải pháp hiệu quả trong tập luyện và thực hành dinh dưỡng
Y tế - 15 giờ trướcKhi thực hiện lối sống lành mạnh, năng động, kết hợp dinh dưỡng khoa học với vận động hợp lý sẽ tạo nền tảng cho một sức khỏe tốt. Đặc biệt, khi được thực hành cùng đồng đội sẽ biến quá trình này thành niềm vui và động lực mỗi ngày...

Yêu ngay Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Sống khỏe - 16 giờ trướcKhi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi một lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm mà họ mua. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.

Cơ thể xảy ra phản ứng khác thường gì khi 'cai' đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcVì những lý do khác nhau khiến nhiều người hảo ngọt muốn cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống. Điều này có thể mang lại một vài thay đổi trong cơ thể như gặp vấn đề về giấc ngủ và mức năng lượng bị ảnh hưởng… Tìm hiểu những phản ứng này và cách xử trí.

Những câu chuyện đặc biệt của thành viên đội chơi 'Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam' Lần 4
Y tế - 17 giờ trướcChương trình ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ Lần 4 có hơn hai trăm thành viên thuộc 20 đội chơi tham gia. Mỗi thành viên đều có những câu chuyện, những chia sẻ về quá trình thay đổi bản thân và mong muốn lan tỏa đến cộng đồng thói quen sống lành mạnh, năng động.

Người phụ nữ 61 tuổi ở Hải Dương nguy kịch do thói quen chữa đau khớp nhiều người hay gặp
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Khi nhập viện, bà X. phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc vận mạch để duy trì huyết áp, dấu hiệu cho thấy tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng.

Người phụ nữ 36 tuổi nhập viện vì thai ngoài tử cung vỡ, thừa nhận một sai lầm nhiều phụ nữ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sản phụ có tiền sử 2 lần phẫu thuật do mang thai ngoài tử cung và 1 lần thai lưu, 2 vòi trứng đã cắt. Lần này, mang thai bằng phương pháp IVF. Tuy nhiên sau khi chuyển phôi, sản phụ không tới bệnh viện chuyên sâu để khám.

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch
Sống khỏe - 20 giờ trướcCác loại hạt không chỉ chứa chất béo lành mạnh mà còn là nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ quan trọng cho chức năng của hệ tiêu hoá, khi chất xơ kết hợp với chất béo lành mạnh trong các loại hạt nó đặc biệt có lợi cho tim.

Hé lộ tiết mục biểu diễn ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ Lần 4
Y tế - 20 giờ trướcMỗi đội chơi chính thức của chương trình ‘Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam’ lần 4 đều có thế mạnh, đặc điểm riêng nhưng tất cả đang rất nỗ lực tập luyện để mang đến chương trình những tiết mục biểu diễn ý nghĩa, tiếp tục lan tỏa thông điệp về lối sống năng động, lành mạnh.

Người đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu cơ tim, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, người đàn ông này có dấu hiệu bị sốt, đau tức ngực nhưng chỉ tự mua thuốc điều trị ở nhà.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.