Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh làm lớp trưởng, học giỏi 9 năm thi trượt lớp 10 hiện ra sao sau cú sốc cách đây 7 năm?

Thứ tư, 18:44 05/07/2023 | Giáo dục

GĐXH - Đỗ Việt Anh từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp khi cả lớp đỗ, mình lớp trưởng trượt trong kỳ thi vào lớp 10 cách đây 6 năm.

Áp lực hãi hùng của nam sinh lớp trưởng khi trượt lớp 10Áp lực hãi hùng của nam sinh lớp trưởng khi trượt lớp 10

Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày áp lực khủng khiếp.

Câu chuyện trượt cấp 3 không phải là thất bại

Nam sinh làm lớp trưởng, học giỏi 9 năm thi trượt lớp 10  hiện ra sao sau cú sốc cách đây 7 năm? - Ảnh 2.

Đỗ Việt Anh giờ là sinh viên năm thứ 3 của Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Cách đây 4 năm, trong chương trình gala "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức", nhiều người đã đặc biệt chú ý đến câu chuyện tụt dốc thảm hại sau khi thi trượt lớp 10 của cậu lớp trưởng xuất sắc Đỗ Việt Anh.

Dù đã trôi qua 4 năm, nhưng cứ mỗi lần đến kỳ thi, câu chuyện của Đỗ Việt Anh lại như một bài học nhắc nhở tới từng các thí sinh, đặc biệt là tới từng các phụ huynh, 

Đến nay, chàng nam sinh từng làm hàng triệu người xúc động, rơi nước mắt năm ấy hiện là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Tự tin, rắn rỏi, trưởng thành và đẹp trai hơn rất nhiều là hình ảnh Việt Anh của hiện tại. 

Việt Anh chia sẻ: "Đối với em, việc đứng dậy sau thất bại, thi đỗ vào 1 trường đại học chất lượng, hàng đầu ở Việt Nam về ngành Luật (ĐH Luật ĐHQG) là một thành công và điều đó làm cho em rất tự hào với chính bản thân mình.

Khi chuẩn bị bước vào kì thi đại học, Đỗ Việt Anh cho biết vẫn có những khoảnh khắc nào đó tưởng tượng lại những kí ức không vui ngày trước. Thế nhưng sau tất cả, Việt Anh cho rằng chính câu chuyện đó lại tiếp cho mình nhiều sức mạnh hơn mình nghĩ. Việt Anh không còn sợ "thất bại" nữa vì chính bản thân mình đã đánh bại nó 1 lần rồi. Và chàng trai đã tự tin vượt qua kì thi THPTQG 3 năm về trước của mình.

Nam sinh làm lớp trưởng, học giỏi 9 năm thi trượt lớp 10  hiện ra sao sau cú sốc cách đây 7 năm? - Ảnh 3.

Việt Anh là một sinh viên năng động, nhiệt huyết của trường

Khi bước vào giảng đường đại học, Việt Anh kể rằng có khá nhiều bạn cùng lớp nhận ra và bất ngờ vì mình chính là chàng trai trên tivi vài năm trước. Và để thích nghi với môi trường đại học cũng khá khó khăn vì nó đòi hỏi tính tự lập rất cao của mỗi bản thân. Ở bậc ĐH đã có những lúc bản thân gặp những khó khăn đầu tiên như làm quen với cách học mới, khối kiến thức chuyên ngành rộng, hay cả việc học tập trong thời kì Covid.

Những lúc gặp khó khăn như vậy thì đối với Việt Anh, lúc nào câu chuyện cũ kia cũng hiện lên trong đầu, nhưng nó không cho Việt Anh cảm giác tiêu cực như cách đây 7 năm mà lúc này nó khiến bản thân  tự nhủ rằng: "Mình đã vượt qua được thử thách cam go nhất là trượt cấp 3 công lập, mọi cảm xúc tồi tệ nhất, buồn bã nhất có lẽ cháu đã từng trải qua" vậy thì chắc chắn thử thách này mình phải cố gắng đánh bại được nó.

Cú sốc của nam sinh làm lớp trưởng, học giỏi 9 năm thi trượt lớp 10

Nam sinh làm lớp trưởng, học giỏi 9 năm thi trượt lớp 10  hiện ra sao sau cú sốc cách đây 7 năm? - Ảnh 4.

Việt Anh chia sẻ có lúc tưởng không thể đứng dậy được khi trượt cấp 3

Cách đây 7 năm, Đỗ Việt Anh luôn là niềm tự hào khi suốt 9 năm học, cả cấp 1 và 2, em đều là lớp trưởng. Chính bản thân Việt Anh cũng hãnh diện về những gì mình làm được. Chàng lớp trưởng nhiều năm nằm trong top các học sinh có thành tích xuất sắc trong trường. Kết thúc cấp 2, Việt Anh đăng ký thi vào lớp 10 một trường điểm ở Hà Nội.

Những tưởng mình sẽ đỗ vào ngôi trường mong ước với năng lực và sự tự tin vốn có nhưng mọi thứ sụp đổ hoàn toàn trước mắt vào ngày Việt Anh nhận kết quả thông báo thi trượt. Trong 46 bạn thi thì 45 bạn đỗ, chỉ duy nhất Việt Anh là lớp trưởng thì lại trượt.

Trong chương trình, Việt Anh kể lại về ngày khó quên nhất trong cuộc đời em:

"Khi nhìn thông báo điểm thi, chiếc bánh mỳ gặm dở trên tay em rơi xuống, rồi sau đó là những vết trượt dài từ áp lực gia đình, bạn bè, khiến em thu mình lại vì không có chỗ bám víu...". Đó là những lời tâm sự, chia sẻ nghe đầy xót xa của Đỗ Việt Anh (khi đó là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) về việc thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội.

"Mọi thứ như từ trên đỉnh rơi xuống vực thẳm và tiếp sau đó là những ngày áp lực đến đáng sợ. Gia đình biết tin con trai thi trượt thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em không ai nói với nhau câu gì.

Khi thông báo qua điện thoại, mẹ Việt Anh còn tưởng là em đùa và không thể tin việc con mình có thể trượt được. Khi biết đó là sự thật, mẹ đã phóng vội từ cơ quan về nhà và ôm lấy em mà khóc.

Ngày thường, khi về thì bố em sẽ dắt xe vào nhà trước rồi mới vào. Nhưng chiều ngày hôm đó, bố để xe ở ngoài ngõ và chạy thẳng vào nhà và chỉ hỏi một câu: 'Sao rồi con?'. Khi sự thật được khẳng định, ông đi một mạch lên phòng không nói một lời.

Lúc đó em nghĩ 9 năm học tập của mình gần như bỏ đi. Em cũng không biết nên xử sự thế nào với bố mẹ. Tối đó, bố mẹ có lời qua tiếng lại với nhau.

Một phần của cuộc cãi vã mà em có nghe được là bố dường như mất hoàn toàn niềm tin vào em và cho rằng em là người không thể theo được con đường học vấn và hiện thực ước mơ trở thành nhà báo".

Vì đã trượt vào lớp 10 công lập, ngay ngày hôm sau, mẹ Việt Anh giấu bố đưa em đi đăng ký học tại một trường tư ở Hà Nội. Trong khi đó, bố Việt Anh vẫn chẳng thể nguôi ngoai nỗi thất vọng này, thậm chí có lần bố đã nói với Việt Anh rằng không nên đi học nữa mà nên kiếm một công việc gì đó để đi làm.

"Học nữa cũng chả làm được gì đâu", câu nói của bố khiến mọi cảm xúc dồn nén trong Việt Anh bung ra, kết quả là hai bố con cãi nhau thậm tệ.

Việt Anh tiếp tục đến trường, học tại một ngôi trường tư chứ không phải trường điểm công lập mà em hằng ao ước. Những ngày sau đó với Việt Anh vẫn nặng nề, em đi học với tâm trạng ám ảnh vì thi trượt cấp 3, không nói, chẳng rằng với bạn bè, thầy cô mới.

Bước ngoặt thay đổi đến với Việt Anh khi cô chủ nhiệm chỉ định em làm lớp trưởng tạm thời. Việt Anh kể lại: "Trong em lúc đó có 2 luồng suy nghĩ đấu tranh nhau. Một là: mình là một đứa trượt cấp 3, làm lớp trưởng nói ai người ta nghe hay nể. Suy nghĩ khác là: thôi cứ làm đến đâu thì làm, cố được đến đâu thì cố. Nhưng rồi, được sự động viên của cô Thủy, giáo viên chủ nhiệm, em đã nhận lời".

Trong một giờ Lịch sử, giáo viên yêu cầu một người lên thuyết trình. Cả lớp giơ tay, nhưng cô lại chỉ đích danh Việt Anh. "Lúc đó em cũng trước 2 suy nghĩ. Một vẫn là "Mình nói thì ai nghe bởi vì mình là một đứa… trượt cấp 3". Suy nghĩ khác thì "thôi cứ lên, làm được đến đâu thì làm".

Được sự động viên của cô giáo dạy Lịch sử, em đã đứng lên thuyết trình và khiến cả lớp khâm phục, lắng nghe. Từ lần đó, chàng lớp trưởng cảm giác mình thực sự đã tìm lại sự tự tin đã mất. Em dần không còn ám ảnh về "cú ngã đầu đời" nữa. Trong khi đó, bố mẹ em cũng bắt đầu có cái nhìn thay đổi và tin tưởng em trở lại. 

Câu chuyện về chàng lớp trưởng trượt dài không lối thoát sau khi thi trượt lớp 10 năm đó đã mạnh mẽ vượt qua, dám sống, dám theo đuổi con đường tri thức thực sự truyền cảm hứng cho nhiều người.

Đỗ Việt Anh chia sẻ về thất bại đầu đời



Thanh Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 9 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 19 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 1 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 2 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Top