Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nạn bạo hành tại bệnh viện: Đủ loại hình hành hung, đe dọa nhân viên y tế

Thứ ba, 10:00 20/11/2018 | Y tế

GiadinhNet - Đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định, năm 2018, vấn nạn “hành hung nhân viên y tế” đã bớt nóng hơn năm 2017 nhưng số vụ thầy thuốc bị hành hung vẫn xảy ra. Trong số này có nhiều vụ nghiêm trọng: Một nữ bác sĩ bị chém ở Hà Tĩnh, bác sĩ ở Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội bị người nhà bệnh nhân hành hung. Tại Quảng Bình, Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành, tình trạng bác sĩ bị đánh, an ninh an toàn bệnh viện và cả của bệnh nhân bị đe dọa gây lo lắng cho cả ngành Y tế và người dân.


Khám cho bệnh nhân tại khu đón tiếp, phân loại, Khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Khám cho bệnh nhân tại khu đón tiếp, phân loại, Khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Nhiều vụ hành hung đáng lên án

Trong 2 tháng gần đây (tháng 10 và tháng 11/2018), không ít vụ đe dọa an ninh, an toàn bệnh viện, nhân viên y tế đã xảy ra.

Rạng sáng 3/10, quầy tiếp đón của Phòng Cấp cứu – Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đà Nẵng), tiếp nhận nam bệnh nhân 28 tuổi vào viện vì tai nạn giao thông. Bệnh nhân này được thăm khám ngay và làm đầy đủ các xét nghiệm, sau đó được theo dõi và chờ kết quả các xét nghiệm tại phòng lưu bệnh. Khoảng 1 tiếng sau khi bệnh nhân vào viện, điều dưỡng viên Trần Thị Thanh Thúy đến nơi bệnh nhân này để sắp xếp lại giường bệnh cho đúng vị trí thì người nhà bệnh nhân này tới gây gổ, chửi bới.

Điều đáng nói, người nhà bệnh nhân có những lời lẽ thô tục và hành hung làm nhục nữ điều dưỡng. Theo Bệnh viện Đà Nẵng, camera an ninh của Bệnh viện đã ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc. Vụ hành hung không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ, tinh thần điều dưỡng Thuý mà còn khiến các cán bộ, nhân viên khác đang công tác tại Khoa Khám bệnh lo lắng. Khi lực lượng an ninh Bệnh viện đến can thiệp, người đàn ông này mới ra ngoài.

Cuối tháng 10, khi đang lấy thông tin về Bệnh nhân, y sĩ Lê Trung Hậu (27 tuổi, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phú Quốc, Kiên Giang) bị một thanh niên đánh đấm túi bụi vào đầu, mặt. Người đàn ông đánh y sĩ Hậu là bạn của một thanh niên nhập viện vì bị thương. Vụ việc khiến nhiều bệnh nhân đang có mặt ở Bệnh viện phải bỏ chạy. Công an địa phương và cảnh sát cơ động đã có mặt để lập lại trật tự. Đại diện Bệnh viện này cho biết, đây không phải lần đầu tiên nhân viên y tế của Bệnh viện Phú Quốc bị hành hung.

Mới đây nhất, ngày 16/11, Cơ quan chức năng huyện Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) cho biết, đã bắt đối tượng A Yâng (21 tuổi, xã Đăk Cấm, TP Kon Tum) khi trước đó 4 ngày, Yâng hung hãn xông vào Trạm Y tế thị trấn Đắk Glei để khống chế nhân viên y tế và cướp tài sản.

Ngày 12/11, chị Y Lệ Hương là nhân viên y tế, đang trực ở Trạm Y tế thị trấn Đắk Glei thì bất ngờ Yâng lách qua cửa, xông vào ghì cổ chị Hương đe dọa. Sau đó, đối tượng này còn móc dao nhọn thủ sẵn trong túi quần yêu cầu chị Hương phải đưa toàn bộ tài sản cho Yâng nếu không gã sẽ đâm. Sau khi cướp được 2 điện thoại di động, toàn bộ số tiền trong ví của chị Hương, Yâng tẩu thoát vào khu rẫy vắng gần đó để tìm cách tiêu thụ tài sản. Ngay sau đó, đối tượng Yâng đã bị khởi tố.

Nhân viên y tế làm gì để bảo vệ mình?

Trước tình hình mất trật tự an ninh bệnh viện, không đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, rất nhiều giải pháp đã được đưa ra.

ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, để hỗ trợ cho các thầy thuốc chống lại nạn bạo hành, cần triển khai các giải pháp cụ thể, trong đó có việc: Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho thầy thuốc trong việc nhận diện, phòng tránh và xử lý các tình huống xảy ra xung đột với người bệnh, người thân bệnh nhân. Thứ hai, tại các khu vực có nguy cơ cao về mất trật tự, cần có thiết kế, trang bị phù hợp như lắp camera, chuông báo động, lối thoát khẩn cấp cho nhân viên y tế, hạn chế để những đồ vật có thể sử dụng làm hung khí.

Đánh giá về các biện pháp phòng bạo hành nhân viên y tế, TS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương – nơi được đánh giá có “nguy cơ cao” bị bạo hành (vừa cấp cứu vừa lĩnh vực nhi khoa), bày tỏ quan điểm, ở Việt Nam chưa có một mô hình nào thật hiệu quả.

Chia sẻ về việc bác sĩ, nhân viên y tế có nên học võ hay không, TS Lê Ngọc Duy cho rằng: Võ thuật giúp rèn luyện thân khiêm tốn hơn, tính kỷ luật cao hơn, có trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm. Ngành Y có y đức thì trong võ thuật cũng có “võ đức”, đó là phải trung với nước, hiếu đễ với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn, nhân ái với mọi người. Ngoài ra, luyện tập võ thuật còn giúp các y bác sĩ có sức khỏe để thực hiện tốt công tác chuyên môn cứu người, tự bảo vệ mình trước những tình huống xấu. “Như vậy, cũng như các môn thể thao khác, học võ là để rèn luyện sức khỏe, giúp ích cho cuộc sống và công việc của người thầy thuốc. Theo tôi, bác sĩ cũng có thể học võ nếu muốn”, TS Lê Ngọc Duy nói.

Tuy nhiên, với đề xuất như cung cấp thẻ có gắn chip có thể báo động toàn bệnh viện, TS Lê Ngọc Duy cho rằng, trong hoàn cảnh ở nước ta hiện nay, giải pháp này chưa thật sự khả thi. Vì liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, nguồn nhân lực và cả hệ thống công nghệ cao mà mỗi bệnh viện chưa thể tự quyết định được. “Trong Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi một phòng khám đều có chuông báo động để gọi nhân viên an ninh (giống nhân viên ngân hàng gọi cảnh sát). Tuy nhiên, điều này thực tế vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn”-người đứng đầu Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi nói.

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đạo đức xã hội

TS Lê Ngọc Duy cũng cho rằng, việc đưa công an hay tăng cường đội ngũ bảo vệ trong bệnh viện cũng là một trong những giải pháp để ngăn chặn bạo hành y tế và những hậu quả của nó. Trước câu hỏi, liệu việc chăm sóc người bệnh toàn diện, khi người bệnh nhập viện có thể được chăm sóc 100% bởi các nhân viên y tế sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa người nhà – nhân viên y tế, hoặc tránh “thành phần xấu” trà trộn, từ đó giảm bạo hành? TS Lê Ngọc Duy cho hay, trong bệnh viện, chăm sóc toàn diện vẫn ngày ngày từng bước hoàn thiện, chỉ có một số đơn vị như hồi sức, cấp cứu, hồi sức sơ sinh... là cách ly người nhà hoàn toàn, còn phần lớn vẫn có người nhà cùng nhân viên y tế chăm sóc người bệnh.

“Không thể nói một thầy thuốc lần đầu mới tiếp xúc mà chăm sóc tinh thần cho một cháu bé nằm viện trong khi cháu cứ đòi ở với mẹ chẳng hạn. Không phải không có người nhà là không có bạo hành y tế, muốn giải quyết được điều này thật không đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đạo đức xã hội, quan trọng là giải quyết được căn nguyên gốc rễ của vấn đề”, TS Lê Ngọc Duy nêu quan điểm.

Còn ông ThS Nguyễn Trọng Khoa thì cho rằng, việc hạn chế người nhà vào thăm người bệnh cũng là một trong những giải pháp các bệnh viện đã triển khai để kiểm soát trật tự tại các khoa phòng. Thực tế thì đây là một trong những giải pháp các bệnh viện đã thực hiện.

“Tuy nhiên, vẫn còn một số thời điểm ngoài giờ hành chính, các bệnh viện vẫn cho phép người nhà, người thân vào viện thăm nom. Đây là vấn đề tình cảm, vấn đề cần thiết để động viên người bệnh nhanh bình phục. Tuy nhiên, từng bệnh viện cần có quy định cụ thể thời gian thăm nom bệnh nhân, và trong thời gian thăm nom cần có những giải pháp để đảm bảo an ninh trật tự”, ông Nguyễn Trọng Khoa cho hay.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 5 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top