Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững

Thứ năm, 15:45 24/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Đây là chủ đề của Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay và cũng là thông điệp chủ đạo được đưa ra tại Hội thảo về Dân số và Phát triển do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) tổ chức sáng nay (24/12) tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú; các Phó Tổng cục trưởng là bà Nguyễn Thị Ngọc Lan và ông Phạm Vũ Hoàng, cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Dân số cùng nhiều đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương, lãnh đạo các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 1.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tặng lẵng hoa chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu việc chuyển trọng tâm trong công tác dân số từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 2.

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng hoa chúc mừng

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW, công tác dân số nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 14 năm qua. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh chiếm 68%.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Cùng với đó, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi năm 2019, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em đều giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.

"Các kết quả của công tác dân số đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của các địa phương và trên khắp cả nước", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 4.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, dù đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. 

Đó là: Mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố; mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn diễn ra và ngày càng lan rộng; lợi thế của dân số vàng chưa thực sự được khai thác và phát huy hiệu quả.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Xuân Trường - Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số (Tổng cục Dân số) khái quát các nội dung cơ bản trong Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 và Chương trình mở rộng. tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Đây là hai Chương trình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2020.

Bên cạnh đó, tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp chủ động thích ứng. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh chưa cao. Chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, một trong những thách thức lớn của công tác dân số ở nước ta hiện nay được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ ra là: Ttổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ còn thấp; nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 6.

Ông Mai Trung Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số (Tổng cục Dân số) trình bày khái quát nội dung Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030

Nhân Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các đơn vị trong toàn ngành bám sát chủ đề của Tháng hành động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền; chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai đồng bộ các nội dung, giải pháp về công tác Dân số và Phát triển.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lồng ghép công tác dân số vào cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong đó có nội dung thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ

Bên cạnh đó, đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nhất là về công tác cán bộ, duy trì ổn định tổ chức bộ máy; ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời để công tác dân số triển khai đạt mục tiêu các nội dung mới; đề nghị các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp, chia sẻ và đồng hành cùng ngành Dân số trong triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết 21-NQ/TW đã đề ra.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 8.

Đại tá Nguyễn Thị Việt Hoa - Chánh văn phòng Ủy ban Dân số Gia đình, Trẻ em (Bộ Quốc Phòng) tham luận về nội dung triển khai tổ chức thực hiện công tác dân số trong Bộ Quốc phòng

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe nhiều bài trình bày về các nội dung chương trình, đề án trọng tâm của công tác dân số trong tình hình mới như: Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030... cùng nhiều tham luận của một số Bộ, ban ngành về tình hình thực hiện công tác dân số tại đơn vị mình cũng như sự phối hợp liên ngành trong việc truyền thông thực hiện công tác dân số trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 9.

TS Bùi Phương Đình - Viện trưởng Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận về định hướng xây dựng chương trình giảng dạy Dân số và Phát triển vào các hệ đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững - Ảnh 10.

Bà Đỗ Thị Hồng Vân - Phó Trưởng Ban nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham luận về công tác phối hợp hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ trong công nhân, viên chức, người lao động tại Hội thảo

Ngày 31/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 137/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, Chính phủ giao cho 12 Bộ, ban, ngành xây dựng và thực hiện 42 nhiệm vụ, đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 21-NQ/TW.

Về phía Bộ Y tế, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế được giao chủ trì xây dựng, thực hiện 15 nhiệm vụ, đề án. Đến thời điểm hiện tại, đã có 7 nhiệm vụ, đề án được hoàn thành. Cụ thể, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Dân số đến năm 2030. Trong năm 2020, các Chương trình quan trọng khác được Thủ tướng ban hành như: Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số.

Bộ Y tế cũng đang gấp rút hoàn thiện Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển các cấp để trình Chính phủ trong năm 2020.

"Các Chương trình trên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để hiện thực hóa Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới đi vào thực tiễn cuộc sống", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Mai Thùy

Ảnh: Chí Cường

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Top