Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng truyền máu phòng lây nhiễm HIV/AIDS

Thứ hai, 18:19 01/12/2014 | Y tế

GiadinhNet - Theo Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, trong 20 năm (từ 1994 – 2014), cả nước tiếp nhận được 8.241.502 đơn vị máu. Đây thực sự là con số không hề nhỏ để phục vụ công tác điều trị cho người bệnh cần máu. Tính tới năm 2013, 95% lượng máu tiếp nhận được là từ người hiến máu tình nguyện. Nhưng vấn đề đặt ra là hàng triệu đơn vị máu đó đã thực sự an toàn hay chưa?

Những con số này cho thấy dấu hiệu đáng mừng vì ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu tìnnh nguyện. Theo ước tính trong những năm gần đây ở nước ta, nỗi năm có hơn một triệu người bệnh được truyền máu và các chế phẩm máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương….

Điều đó cũng đặt ra cho những người làm công tác chuyên môn đứng trước thách thức làm sao đảm bảo chất lượng, an toàn trong truyền máu, phòng lây nhiễm các mầm bệnh như viêm gan B, C, giang mai, đặc biệt là HIV/AIDS – đây là vấn đề thách thức với công tác đảm bảo an toàn truyền máu trên quy mô toàn cầu.

Máu an toàn luôn là một thách thức trong truyền máu

Trong những năm qua, trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị lây nhiễm HIV sau khi được truyền máu, trong đó, đa phần là bệnh nhân mắc các bệnh về máu như Thalassemia, Hemophilia - những người thường xuyên phải truyền máu. Ngay cả những nước có nền y học phát triển, áp dụng kĩ thuật hiện đại vẫn có những trường hợp lây nhiễm HIV qua đường truyền máu như: ở Mỹ hơn 6.000 bệnh nhân Hemophilia nhiễm HIV qua đường truyền máu, Pháp có hơn 4.000 ca lây nhiễm. Ở Châu Á, Nhật Bản là một quốc gia có nền y học phát triển hàng đầu, cũng đã phát hiện tới hơn 1.400 ca nhiễm HIV qua đường truyền máu...

Để bảo đảm an toàn cho người nhận máu không bị lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu, việc xét nghiệm sàng lọc những tác nhân gây bệnh được xem là một trong những giải pháp quan trọng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả các đơn vị máu tiếp nhận đều phải trải qua sàng lọc bắt buộc với HIV, Viêm gan B và C, giang mai trước khi đưa vào sử dụng.

Việc cải thiện chất lượng xét nghiệm sàng lọc máu đã và đang được nhiều nước quan tâm, đầu tư và triển khai áp dụng các kĩ thuật hiện đại. Ngoài việc áp dụng những kĩ thuật sàng lọc huyết thanh như ELISA, miễn dịch phát quang... trong việc sàng lọc máu, nhiều nước đã sử dụng kĩ thuật sinh học phân tử (NAT) hiện đại, có độ nhạy cao nhằm rút ngắn giai đoạn “cửa sổ” – khoảng thời gian không phát hiện được bằng kỹ thuật huyết thanh học.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo an toàn truyền máu phòng lây nhiễm HIV/AIDS, nước ta đã có những biện pháp quyết liệt trong sàng lọc máu. Theo thông tư số 26/2013/TT-BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y tế, từ năm 2015 sẽ triển khai bắt buộc việc để sàng lọc HIV, viêm gan B, viêm gan C bằng kĩ thuật sinh học phân tử (NAT) với các đơn vị máu trước khi sử dụng ở tất cả các cơ sở truyền máu ở 4 khu vực Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Lộ trình tiến tới năm 2018, cả nước sẽ áp dụng kĩ thuật NAT trong xét nghiệm sàng lọc máu.

Trong những năm qua chúng ta đã thực hiện và áp dụng tốt 5 chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới trong đảm bảo an toàn truyền máu. Đó là tập trung hóa, xây dựng các trung tâm truyền máu lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ...để đảm bảo công tác tiếp nhận và điều phối máu trong khu vực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hiến máu, tới năm 2013, 95% lượng máu tiếp nhận trên cả nước là từ người hiến máu tình nguyện.

Người hiến máu tình nguyện có lối sống lành mạnh, ít nguy cơ nhiễm bệnh luôn là nguồn cung cấp máu an toàn nhất đảm bảo phòng ngừa lây truyền bệnh qua truyền máu. BSCKII Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Một trong những giải pháp quyết định và bền vững để đảm bảo an toàn truyền máu đó chính là tuyên truyền, vận động những người khỏe mạnh tham gia hiến máu, không có hành vi, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh qua đường truyền máu; hạn chế tiếp nhận máu từ người nhà và người cho máu chuyện nghiệp; tiến tới mục tiêu 100% đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, an toàn”.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh, hiện đã có 70% lượng máu toàn phần trong cả nước được sản xuất thành các chế phẩm máu. Việc sử dụng các chế phẩm máu điều chế từ máu toàn phần, hạn chế sử dụng máu toàn phần trong quá trình điều trị giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cường chất lượng thành phần máu mà người bệnh thiếu, cần bổ sung và giảm bớt các thành phần máu không cần thiết, thậm chí không có lợi cho người bệnh.

Việc loại bỏ bạch cầu trong chế phẩm máu, ngoài việc giúp giảm bớt các phản ứng của cơ thể đối với bạch cầu, còn góp phần giảm bớt nguy cơ lây truyền các vi rút ký sinh trong bạch cầu (HIV, CMV,…). Đồng thời, việc triển khai công tác quản lý chất lượng hoạt động cung cấp và sử dụng máu, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện một cách tốt nhất theo quy định và được kiểm soát chặt chẽ cũng là biện pháp mang tính nền tảng đảm bảo chất lượng truyền máu.

Như vậy, với những nỗ lực không chỉ riêng của ngành y tế, ngành truyền máu mà của cả cộng đồng, tin tưởng rằng, công tác phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường truyền máu ngày càng được quan tâm, thực hiện tốt hơn. Để người bệnh nhận mỗi đơn vị máu, phải thực sự là đơn vị máu chất lượng, là phương thuốc an toàn giúp cứu sống họ qua cơn hiểm nghèo.

Mai Ly

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 48 phút trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 6 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 tuần trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 tuần trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top