Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình

Thứ ba, 19:35 15/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những năm qua, ở nước ta, công tác bình đẳng giới đã có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao vị thế của nữ giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến nên việc tuyên truyền về bình đẳng giới là việc làm cấp thiết để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả.

Thực trạng đáng báo động về bất bình đẳng giới

Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ "tam tòng, tứ đức" kiểu nho giáo. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngày nay ngoài trách nhiệm truyền thống làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực. 

Rất nhiều phụ nữ làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, chăm sóc chồng và cả gia đình chồng, lại còn phải tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Nhiều nam giới đã nhận thức được vấn đề bình đẳng giới, cùng vợ nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình. Ảnh: B.M


Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về vấn đề bình đẳng giới vẫn chưa đồng đều, thiếu sự thống nhất nên vai trò của người phụ nữ trong gia đình vẫn còn bị xem nhẹ; quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình chưa được bảo đảm, dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số. Trên thực tế, vị thế và vai trò của người phụ nữ chịu nhiều tác động từ các yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán với tiềm thức dành nhiều sự ưu tiên cho nam giới. Đây là một sự cản trở lớn đối với việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Theo đó, thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng giới đem lại lợi ích cho phụ nữ và xã hội, ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Cụ thể, Điều 18 (Luật Bình đẳng giới 2006) quy định bình đẳng giới trong gia đình như sau: "Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển".

Dù có nhiều tiến bộ nhưng định kiến giới và tư tưởng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là "thiên chức" của phụ nữ.

Hiện tượng này càng phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường dành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.

Một số phụ nữ còn tự ti, an phận, cam chịu và chấp nhận với những định kiến giới tồn tại trong xã hội. Phong tục, tập quán lạc hậu theo kiểu "xuất giá tòng phu" còn tồn tại là một trong những nguyên nhân cản trở mục tiêu bình đẳng giới. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn nặng nề quan niệm con trai hơn con gái, công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan tâm nhiều như với trẻ em trai.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người.


Giải pháp khắc phục tình trạng bất bình dẩng giới

Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng giới trong các gia đình, cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới trong xây dựng gia đình, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình... Bởi khi có kiến thức, người dân đặc biệt là nam giới sẽ biết xử lý tình huống để hoà giải mâu thuẫn gia đình.

Lên án những hành vi vi phạm và kìm hãm việc thực hiện quyền bình đẳng giới như: Tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phân biệt đối xử giới, những hủ tục và quan điểm trọng nam khinh nữ, những vấn đề về công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, về vai trò và vị trí của phụ nữ, trẻ em trong cuộc sống, trong học tập, công việc, gia đình và tham gia đoàn thể xã hội cần được chú trọng.

Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới. Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.

Nghiên cứu, phát triển các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tiếp tục nghiên cứu, củng cố và phát triển các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo hành, xâm hại. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

Nguyễn Hằng

Bình Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 24 phút trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 53 phút trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 59 phút trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

Top