Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Thứ sáu, 13:18 13/09/2024 | Dân số và phát triển

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Theo Y học cổ truyền, trong khoảng bốn mùa thì mùa xuân, mùa hạ là mùa sinh trưởng, bồng bột thuộc dương, mùa thu , mùa đông là mùa túc sái bế tàng thuộc âm. Sự nóng lạnh của khí hậu là theo thay đổi của thứ tự bốn mùa mà biến hóa.

Nếu cơ năng điều tiết của thân thể người ta không thích ứng được với sự biến hóa của khí hậu tự nhiên, thì cũng khó tránh khỏi sự xâm phạm của bệnh tà.

Mùa thu lại là thời điểm chuyển giao giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh giá, dương khí suy giảm, âm khí tăng lên, cơ thể cần được điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi này.

Việc duy trì sức khỏe trong mùa thu không chỉ dựa trên việc giữ ấm cơ thể mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan , viêm phế quản…

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?- Ảnh 1.

Lê có tác dụng nhuận phế, sinh tân dịch thích hợp trong mùa thu.

Theo nguyên tắc dưỡng sinh của Y học cổ truyền có nói: "Ba tháng mùa thu vạn vật thành thục, khí trời đã mát, tiếng gió ồn ào, khí đất héo hắt, vạn vật biến sắc, cần phải ngủ sớm dậy sớm. Trời hửng sáng thì thức dậy, trời tối thì đi ngủ làm cho ý chí được yên tĩnh để làm hòa hoãn cái khí hậu heo hắt của mùa thu.

Nếu làm trái thì tổn đến phế mà sang đông sẽ sinh bệnh đi ngoài phân sống, làm cho năng lực thích ứng với khí tiềm tàng của mùa đông bị giảm sút".

Y học cổ truyền luôn nhấn mạnh sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Mùa thu là giai đoạn âm thịnh dương suy, khí trời lạnh dần, khô hanh. Đây là thời điểm cơ thể dễ bị mất cân bằng giữa âm và dương, dẫn đến các triệu chứng như khô da , khát nước, khô cổ họng, ho và dễ cảm lạnh. Do đó, trong mùa thu, việc dưỡng âm và duy trì dương khí là rất quan trọng.

1. Thực phẩm dưỡng phế, bổ sung tân dịch trong mùa thu

Để bồi dưỡng âm khí, chúng ta nên ưu tiên các thực phẩm có tính nhuận phế, làm mát cơ thể nhưng không quá lạnh. Những thực phẩm này giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể, giảm tình trạng khô hanh và bảo vệ phổi. Các thực phẩm dưỡng phế, bổ sung tân dịch, bồi bổ phần âm của cơ thể có thể kể đến như:

Lê: Là loại quả có tính mát, có tác dụng nhuận phế, sinh tân dịch và giảm ho . Việc ăn lê giúp làm dịu các triệu chứng ho khan, đau họng do khô hanh. Lê có thể ăn tươi, nấu chè hoặc hấp cùng mật ong để tăng hiệu quả.

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?- Ảnh 2.

Củ cải trắng giải độc, trừ ho là loại thực phẩm nên dùng vào mùa thu.

Củ cải trắng: Có tác dụng giải độc, nhuận phế, trừ ho. Củ cải có thể được nấu canh, luộc hoặc ép lấy nước uống cùng mật ong để dưỡng âm.

Mật ong: Là loại thực phẩm có tính bình, giúp nhuận phế, giải độc và giảm các triệu chứng khô miệng, ho khan. Một cốc nước ấm pha mật ong buổi sáng là cách đơn giản nhất để giữ ẩm và bảo vệ phổi trong mùa thu.

2. Thực phẩm giúp thanh nhiệt, dưỡng âm

Mùa thu tuy mát mẻ nhưng vẫn mang tính khô nóng của cuối mùa hè. Vì thế, việc thanh nhiệt và dưỡng âm là cần thiết để tránh tình trạng cơ thể bị quá nhiệt, khô hanh. Một số thực phẩm giúp thanh nhiệt , dưỡng âm bao gồm:

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?- Ảnh 3.

Đậu xanh có tính mát, thanh nhiệt, dưỡng âm.

Đậu xanh: Là loại hạt có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt và dưỡng âm. Đậu xanh có thể nấu chè, làm súp hoặc nấu cháo để bồi bổ cơ thể, làm dịu nhiệt trong những ngày thu hanh khô.

Khoai mỡ: Là loại thực phẩm có tác dụng bổ phế, kiện tỳ, ích khí, dưỡng âm. Khoai mỡ có thể nấu cháo, hầm cùng xương hoặc làm các món canh.

Rau mồng tơi : Có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Rau mồng tơi có thể nấu canh hoặc luộc, giúp giữ ẩm cơ thể và dưỡng âm trong mùa thu.

3. Thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm

Mùa thu là mùa của các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm… Để phòng tránh các bệnh này, Y học cổ truyền khuyến khích bổ sung các thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch như:

Gừng : Là một trong những gia vị có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa và chống viêm.

Uống trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày là cách hiệu quả để phòng cảm lạnh.

Tỏi: Có tính ấm, tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Việc sử dụng tỏi trong các món ăn hoặc uống nước tỏi sẽ giúp tăng cường miễn dịch, chống lại cảm cúm và viêm họng.

Hành tây: Cũng là thực phẩm có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể, kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Hành tây có thể nấu canh, xào hoặc ăn sống kèm salad.

Đặc biệt, uống đủ nước và giữ ấm cho cơ thể là điều rất cần thiết trong mùa thu khô hanh này. Nên uống nước ấm thay vì các loại nước lạnh, nước đá để bảo vệ dương khí của cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm các loại trà thảo mộc như: Trà hoa cúc, trà táo đỏ kỷ tử, trà nhài mật ong, trà cam quế...

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?- Ảnh 5.

Gừng là gia vị có tính ấm, giúp giữ ấm cơ thể.

Bên cạnh đó mùa thu là thời điểm dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và da khô, vì vậy cần tránh các thực phẩm có tính khô táo như thức ăn chiên rán, đồ nướng, và những món cay nóng. Các thực phẩm này không chỉ dễ làm tổn thương âm khí mà còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da và hệ hô hấp như viêm họng, ho khan, gây mất nước, làm khô da và môi.

Bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, giữ ẩm cho cơ thể và tránh các thực phẩm có tính khô táo, mỗi người có thể duy trì sức khỏe tốt và phòng tránh các bệnh lý thường gặp trong mùa thu.

Việc áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng từ Y học cổ truyền không chỉ giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi thời tiết mà còn tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên, để mùa thu trở nên đẹp dịu dàng.

BSNT Phan Bích Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top