Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu con chỉ cao dưới 4cm một năm, cha mẹ cần nghĩ ngay đến điều này

Thứ năm, 11:36 30/05/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên theo dõi sát, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới 4cm một năm thì nên đưa con đi khám ngay. Bởi nếu trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ.

Trên thực tế, mọi đứa trẻ từ lúc mới sinh cho đến trước tuổi dậy thì đều có thể có biểu hiện chậm tăng trưởng chiều cao. Do đó, cha mẹ nên quan tâm đến tốc độ tăng chiều cao của con mình ở mọi độ tuổi để có thể đưa bé đi khám sớm nhất nếu thấy bất thường hoặc có nghi ngờ bất thường.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đo chiều cao cho trẻ 3 tháng/lần. Thông thường, nếu chiều cao của trẻ < -2SD (đường cong biểu diễn chiều cao nằm ngang hoặc đi xuống); hoặc tốc độ tăng trưởng ≤ 4 cm/năm và đã loại trừ vấn đề suy dinh dưỡng thì bé có thể rơi vào trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao và nên được đưa đi khám nội tiết sớm.


Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi của WHO.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ sơ sinh đến 10 tuổi của WHO.

Hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đơn thuần thì biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm. Nếu do bệnh lý khác như Turner chẳng hạn thì bé sẽ có một số biểu hiện khác. Tuy nhiên, những biểu này thường chỉ được nhận biết bởi bác sĩ nội tiết.

Khuyến cáo chung là cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng ≤ 4cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay.

Với nhiều bậc cha mẹ, khi con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao, họ thường cho rằng nguyên nhân là do dinh dưỡng và di truyền.


Đo chiều cao ở trẻ để tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: V.Thư

Đo chiều cao ở trẻ để tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: V.Thư

Thực tế, chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng hay di truyền mà còn do nhiều nguyên nhân khác như nguyên nhân nội tiết (thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến giáp), thai nhi suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, trẻ sinh ra nhẹ cân, bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, hội chứng Down), một số loại thiếu máu (thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm), bệnh mãn tính (thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi), sang chấn tâm lý, hậu quả của việc sử dụng 1 loại thuốc khi mang thai của bà mẹ… Cũng có trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao nhưng không xác định được nguyên nhân gọi là thấp vô căn.

Trong các nguyên nhân trên thì dù tỉ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em.

Hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em và là hormone đóng vai trò quyết định về chiều cao trong giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu trẻ chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng nhưng không được điều trị kịp thời, chiều cao cuối cùng của trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao đáng lý trẻ sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc chuẩn hóa quy trình chẩn đoán và điều trị chậm tăng trưởng chiều cao bằng hormone tăng trưởng đã bắt đầu được quan tâm và ngày càng phát triển.


Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dụng cụ tiêm trong điều trị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon tăng trưởng tại BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: V.Thư

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dụng cụ tiêm trong điều trị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormon tăng trưởng tại BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: V.Thư

Ngoài ra, việc điều trị bằng hormone tăng trưởng không chỉ áp dụng cho trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng mà còn được chỉ định trong các trường hợp gây ra do những nguyên nhân khác như: hội chứng Turner, bệnh thận mãn, trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai… Việc điều trị bằng hormone tăng trưởng nhằm mục đích giúp trẻ đạt được chiều cao càng gần mức bình thường càng tốt. Thông thường, sau 3 tháng điều trị, chiều cao của trẻ sẽ được cải thiện.

Khi điều trị thay thế bằng hormone tăng trưởng, để đạt được hiệu quả tối ưu thì việc điều trị đúng thời điểm, đúng liều lượng là rất quan trọng. Trẻ nên được phát hiện sớm và được điều trị trước tuổi dậy thì. Tốt nhất là điều trị trong khoảng độ tuổi từ 4-13 tuổi. Nếu qua “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ sẽ đóng lại, dẫn đến việc dùng hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng.

TS.BS Trần Quang Khánh, Trưởng Khoa Nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: Nếu trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ”.

Từ năm 2017, BV Nguyễn Tri Phương đã tầm soát miễn phí cho gần 200 trẻ với 10 trẻ được chỉ định điều trị, năm 2018 là gần 350 trẻ và có 21 trẻ được chỉ định điều trị.

BS Trần Quang Khánh cho hay, thực tế các trường hợp điều trị bằng hormone tăng trưởng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy, các bé sẽ tăng được từ 6 – 12 cm/năm và khoảng 80% bé tăng được 1cm/tháng trong năm đầu tiên.

Năm nay, Bệnh viện sẽ khám và tầm soát miễn phí cho khoảng 400 trẻ em chưa dậy thì có nhu cầu được tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao vào các buổi sáng thứ bảy và chủ nhật từ 8/6 đến 27/7.

“Tuy nhiên, quá trình điều trị cần bắt đầu sớm, trước khi trẻ dậy thì thì mới có kết quả. Do vậy, chương trình rất có ý nghĩa trong việc giúp các bậc phụ huynh kịp thời cho trẻ điều trị ngay khi bác sĩ có kết luận chính thức về trường hợp chậm tăng trưởng ở trẻ”, BS Khánh nói.

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 22 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 22 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Top