Nếu mại dâm được hợp pháp hóa: Liệu có nhiều cô gái sẽ bỏ nghề "buôn phấn bán hương"?
GiadinhNet – Nếu mại dâm được hợp pháp hóa, người bán dâm phải đóng thuế, phải đi khám định kỳ, phải tham gia các lớp đào tạo bắt buộc và tuân thủ các quy định của pháp luật thì liệu các cô gái có còn lựa chọn mại dâm để mưu sinh?
LTS: Xoay quanh vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp hóa mại dâm, ở góc độ xã hội học, Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với anh Phạm Trường Sơn - chuyên gia về phát triển cộng đồng và thực hành công tác xã hội, người có nhiều năm tiếp xúc, làm việc với những người hành nghề mại dâm trong nước.
Thực tế, ít người có cơ hội chuyển sang công việc khác
PV: Chào anh! Được biết anh đã có khoảng thời gian dài làm việc với những người hành nghề mại dâm. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc với những người hành nghề mại dâm, ấn tượng của anh với họ là gì?
Anh Phạm Trường Sơn: Kinh nghiệm làm việc với chị em hành nghề mại dâm nghèo cho thấy, họ đến với nghề này do xuất phát từ một gia đình không êm ấm hay gia đình có chuyện cần một số tiền lớn. Lúc ấy cơ hội tiếp cận việc làm đủ để có số tiền ấy không sẵn sàng thì chị em sẽ dễ dàng vào con đường hành nghề mại dâm.
Để chọn nghề này thì tất cả anh,chị em đều có bước khởi đầu đầy nước mắt, băn khoăn, suy nghĩ, có người từng phải tự tử khi lần đầu tiên bước vào nghề.
PV: Thực tế, mại dâm vẫn tồn tại ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều cô gái đã từng hành nghề này rất khó bỏ để chuyển sang những công việc khác. Bởi vì nhiều lí do như thu nhập cao, không phải đóng thuế, nhu cầu sinh lý, lười lao động… Quan điểm của anh về vấn đề này thế nào?
Anh Phạm Trường Sơn: Đầu tiên, để tiếp cận vấn đề xã hội, chúng ta cần nhìn nhận đầy đủ các bên liên quan bao gồm: chính sách, môi trường xã hội, hoàn cảnh sống, những ai liên quan đến vấn đề đó… Từ đó, chúng ta mới có một cách nhìn toàn diện cho mọi vấn đề.
Anh Phạm Trường Sơn - chuyên gia về phát triển cộng đồng và thực hành công tác xã hội, người có nhiều năm tiếp xúc, làm việc với những người hành nghề mại dâm trong nước.
Theo những gì tôi chứng kiến, khi đã bước vào nghề này thì rất ít cơ hội cho các chị em chuyển sang nghề khác do rất nhiều nguyên nhân như: áp lực tiền bạc (bao gồm cả trả lãi nếu chị em bị dính vào đường dây chăn dắt), cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định phù hợp với nhu cầu và các tổ chức hỗ trợ lâu dài về mặt tâm sinh lý cho chị em.
Tôi nhớ hoài trường hợp một chị ở Quận 5 (TP. HCM) mà tôi từng phỏng vấn. Chị lớn lên ở một gia đình nghèo tại An Giang, lập gia đình và có 1 con từ rất trẻ. Cuộc sống hôn nhân của chị lục đục, sau đó thì vợ chồng chia tay. Áp lực về kinh tế để nuôi con đã “đưa” chị đến với nghề mại dâm. Khi tôi gặp chị thì cũng đã 3 năm chị bước vào con đường này.
Tôi nhớ có hỏi chị có thích làm nghề khác không? Chị trả lời rất cay đắng là chị đã từng thử vài công việc rồi nhưng không phù hợp với sở thích cũng như kỹ năng và áp lực phải có tiền nuôi con, nuôi gia đình nên đành quay lại với con đường cũ. Đây là một trường hợp tương đối đại diện cho các chị em hành nghề thời tôi còn làm việc với các chị em.
Nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì có nhiều cô gái lựa chọn nghề này để mưu sinh?
PV: Bàn về vấn đề này, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì đồng nghĩa với việc người bán dâm phải đóng thuế, phải đi khám định kỳ, phải tham gia các lớp đào tạo bắt buộc và tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo anh, nếu như vậy thì liệu còn nhiều cô gái lựa chọn mại dâm để mưu sinh?
Anh Phạm Trường Sơn: Khi tôi quan sát phong trào đòi sự công nhận và quyền của người LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới), lúc đó cũng có sự lo lắng về việc hợp thức hóa hôn nhân cho người LGBT sẽ có nhiều người trở thành LGBT. Nhưng xã hội không vận hành như vậy, ai cũng có hoàn cảnh và bối cảnh của họ thôi.
Quay lại vấn đề mại dâm, tôi cho rằng đây là một lựa chọn nghề khi mà người đó không còn lựa chọn công việc nào phù hợp nữa. Tất cả những người hành nghề tôi gặp, họ rất ít khi hành nghề ở quê hương mình mà thường đi rất xa để làm công việc đó. Ví dụ miền Tây thì lên các thành phố lớn, người sống ở thành phố này thì đi hành nghề ở địa phương khác.
Ảnh minh họa
Khi hành nghề mại dâm ở nơi khác, họ về nhà không bao giờ nói ra mình làm nghề này mà luôn kiếm một nghề khác để nói với gia đình, bạn bè, hàng xóm của mình. Điều này chứng tỏ nghề mại dâm là một nghề rất “bạc bẽo” và không tự hào gì cả.
Nếu mại dâm được hợp pháp hóa, tôi không dám kết luận là có nhiều người bán dâm bỏ nghề này hay không? Bởi lẽ, chúng ta cần nhìn vấn đề này tổng thể trong nhiều biện pháp khác
Theo tôi, để giảm mại dâm chúng ta cần một lộ trình tổng thể trong việc giáo dục về sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên. Thúc đẩy các lớp học về gia đình và hôn nhân dành cho người lập gia đình. Tạo thêm cơ hội việc làm hợp lý và đủ sống cho các chị em phụ nữ để họ có thể sống được với nghề của mình.
Các tổ chức xã hội cần được thúc đẩy để hoạt động tại cộng đồng, đặc biệt là các chương trình cho vay vốn sinh kế cho người dân. Từ tất cả các hoạt động tổng thể này thì cho dù hợp thức hóa hay không, chúng ta cũng hoàn toàn yên tâm về việc chẳng ai còn muốn bước vào con đường cùng này cả.
PV: Xin cảm ơn anh!
Ngọc Thi
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?
Pháp luật - 6 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.