Nếu sau cùng ta vẫn chọn ly hôn thì đừng trầm trọng hóa chuyện ấy là khủng hoảng ghê gớm trong đời
GiadinhNet - Quyết định ly hôn thường đến khi người ta đang kiệt sức, hay cảm xúc tiêu cực lên quá cao, quá buồn, quá chán… Có những người đã ảo tưởng rằng "nửa kia" là đối tượng duy nhất gây ra vấn đề, ly hôn xong sẽ ổn. Nhưng hết tình thì còn chữ nghĩa...
Chị N. A (Hà Nội) là con gái thành phố, về nông thôn làm dâu đã 5 năm và sinh được cô con gái bụ bẫm, đáng yêu. Nhưng sau 5 năm hôn nhân thì mọi thứ thay đổi rất nhiều và chị cương quyết ly hôn với lý do: "Văn hóa vùng miền khác nhau nên sứt mẻ tình cảm và không thể giải quyết được mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu".
Chồng chị là người đàn ông tốt, chững chạc và chị rất yêu thương chồng con. Làm dâu nông thôn, ngoài việc công ty về nhà chị chăm sóc con, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và cho gà, lợn ăn. Họ đã gom góp vay mượn mua được một miếng đất nhỏ, nhưng chưa có tiền xây nhà nên vẫn sống chung với bố mẹ và hai em chồng.
Mẹ chồng chị thuần nông, đòi hỏi nàng dâu ngoài việc nước, việc nhà phải chu toàn cả việc lợn gà, đồng áng. Nhưng thực tế chị đi làm ở công ty đã mệt, về chăm lo gia đình nhỏ, săn sóc con cái và đàn gà, con lợn đã đủ vất rồi, không thể lo việc đồng áng được, bản thân chị cũng không quen việc đó.
Mẹ chồng la lối, rồi chì chiết gay gắt. Chồng thì bênh mẹ, muốn chị làm theo ý mẹ chồng cho êm nhà… và họ cãi vã liên tục. Chị "hối hận vì lấy chồng xa, hối hận vì lấy phải người chồng chỉ biết mẹ mình…". Chị không muốn hôn nhân là mồ chôn của tình yêu, nên cương quyết xin ly hôn, giành quyền nuôi con, để lại toàn bộ tài sản chung, nợ chung cho anh.
Vì mâu thuẫn ly hôn của họ không lớn, và nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu nên Tòa tiến hành hòa giải, khuyên họ vay mượn thêm tiền làm căn nhà nhỏ để hai vợ chồng ra ở riêng, để con cái có đủ bố mẹ, thương yêu nhau nhiều hơn thì sẽ giữ được hạnh phúc gia đình.
Chị nói đã bàn với anh nhiều lần nhưng anh bảo là con trai trưởng, lại vay mượn nhiều chưa trả hết nên không chịu vay nữa. Còn anh thì nói trước Tòa là còn thương vợ con, nhưng chị thích làm gì thì làm.
Nữ thẩm phán hỏi cả hai vợ chồng nghĩ sao khi ly hôn sướng cho hai người, nhưng con gái thiếu tình cha có phát triển tốt bằng có đủ tình yêu thương của cha mẹ không, chưa kể đi học bé bị bạn bè trêu chọc mà khóc lóc, tủi thân... "?.
Nghe nữ thẩm phán nói chị bật khóc, chồng chị cũng bối rối...
Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu dễ dẫn tới ly hôn. Ảnh minh họa.
Vậy đó, kết hôn hay ly hôn thì hai người vẫn là hai cá thể độc lập, nhưng vẫn còn đó một số trách nhiệm chung - đặc biệt về con cái. Nói đơn giản hơn thì kết hôn là sống chung nhà, ngủ chung giường hàng ngày. Còn ly hôn là sống khác nhà, thi thoảng gặp nhau vẫn có thể ăn cùng nhau, cười cùng nhau, hoàn thành những trách nhiệm chung với nhau.
Một số trường hợp ly hôn có khi còn tốt hơn là ở cùng nhà vì phải căng thẳng chạm mặt mỗi ngày. Nhưng đa số sau ly hôn thì sự sân giận, thù hằn, khó chịu lớn hơn nhiều so với tình yêu tan vỡ.
Người ta thường quyết định ly hôn khi đang kiệt sức, hay cảm xúc tiêu cực lên quá cao, quá buồn chán, tuyệt vọng... thì buông bỏ. Có những cặp còn ảo tưởng rằng "nửa kia" là đối tượng duy nhất gây ra vấn đề cho mình nên ly hôn sẽ ổn. Nhưng không phải vậy, họ kiệt sức vì rất nhiều nguyên nhân, có cả từ sự mong cầu, kì vọng, suy diễn và nghĩ lung tung…
Nếu muốn buông một mối quan hệ lớn như hôn nhân, ta thử buông trước những thứ nhỏ hơn (như sự mắc kẹt của ta vào người ấy chẳng hạn), có buông được cái nhỏ mà không có vấn đề gì thì mới buông được cái lớn. Thậm chí may mắn buông được những cái nhỏ sẽ bớt kiệt sức thì ta lại có năng lực xử lí những vết nứt trong hôn nhân tốt hơn.
Hãy ngẫm lại tình cảm giữa ta và "nửa kia" ở mức độ nào rồi hãy quyết định. Ảnh minh họa.
Trước khi quyết định ly hôn, hãy ngẫm xem giữa ta và "nửa kia" còn nghĩa nặng tình nồng không? Nếu còn thì rất may mắn, hãy tiếp tục duy trì sự kết nối của cả hai bằng tình yêu, lòng thương vô bờ bến.
Nếu tình cảm của ta và "nửa kia" đang chững lại bởi những cảm xúc không "hài lòng", hay bởi "người thứ 3" xen vào thì đó là dấu hiệu cảnh báo chỉ cần sơ sảy chút nữa thì sẽ chấm dứt hết.
Hãy ngẫm xem hai vợ chồng đã làm "phật lòng" nhau vì điều gì, có thể hâm nóng lại tình yêu không? Hãy làm người chủ động cứu vãn cuộc hôn nhân để hàn gắn những tổn thương trong hôn nhân.
Nếu sau cùng ta vẫn chọn ly hôn thì hãy chọn ly hôn trong văn minh để hai người vẫn có thể là bạn, là cha, là mẹ đầy yêu thương con, để ly hôn không là một biến cố tồi tệ và đau khổ cho con. Hết yêu, hết tình rồi thì vẫn còn chữ nghĩa - Nghĩa chính là ân nghĩa, là những điều đã trao cho nhau, đã nâng đỡ nhau, đã từng có với nhau khoảng thời gian thật đẹp.
Cũng cần chuẩn bị tâm thái sẵn sàng cho cuộc sống mới (từ nơi ở, tài chính, chăm sóc con cái, tới cảm xúc, tâm hồn và cả năng lực để tự chữa lành cho chính mình), bởi dù chủ động ly hôn, hay bị đối phương ly hôn thì ta sẽ có ít nhiều những vết thương lòng. Hãy buông bỏ bớt muộn phiền, cho phép ta được chữa lành nỗi đau, yêu thương và trân trọng chính mình.
Nếu sau cùng ta vẫn chọn ly hôn, thì hãy hiểu rằng ly hôn đơn giản chỉ là thay đổi hình thái mối quan hệ giữa hai người đã từng chọn nhau là bạn đời, nên đừng tự trầm trọng hóa hai từ ly hôn như một khủng hoảng ghê gớm trong cuộc đời. Vì vậy ly hôn hay không thì ta vẫn cần chủ động vun bồi năng lực hạnh phúc tự thân chính mình.
Tuệ An
Chuyên gia tư vấn Hạnh phúc Gia đình
(CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Hạnh phúc)
Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc
Gia đình - 3 phút trướcNăm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcĐôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Gia đình - 4 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"
Gia đình - 6 giờ trướcNội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.
8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.
Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh
Gia đình - 8 giờ trướcHóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.
Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.
Phát hiện chồng đi lang chạ, tôi tố cáo cho cả nhà biết thì nhận được lời khuyên choáng váng từ gia đình chồng
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcSau khi thấy thái độ dửng dưng từ cả gia đình chồng thì tôi nhận ra ly hôn cũng không có gì tiếc nuối.
3 con giáp 'cả thèm chóng chán', phút trước còn si mê, phút sau đã âm thầm kết thúc mà đối phương không hay biết
Gia đình - 22 giờ trướcGĐXH - Trong chuyện tình cảm, có những con giáp có mới nới cũ điển hình. Khi mới yêu thì say mê, cuồng si, lúc phai nhạt thì kết thúc trong sự ngỡ ngàng của nửa kia.
U50 đi họp lớp, chỉ thanh toán hóa đơn rồi xin về trước, tối điếng người khi đọc tin nhắn trong nhóm chat
Gia đình - 1 ngày trướcBuổi họp lớp bỗng mất đi hoàn toàn ý nghĩa sau những dòng tin nhắn tranh cãi của đôi bên.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.