Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngăn chặn bạo hành nhân viên y tế: Không thể để bác sĩ chữa bệnh trong lo sợ

Chủ nhật, 16:00 25/02/2018 | Y tế

GiadinhNet - Sự việc hai bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái bị chồng của sản phụ hành hung dã man sau khi trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ này một lần nữa khiến dư luận, đặc biệt là những người hành nghề y trong nước bất bình.


Lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái thăm, động viên bác sĩ bị hành hung. Ảnh: L.Hà

Lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái thăm, động viên bác sĩ bị hành hung. Ảnh: L.Hà

An ninh, an toàn người thầy thuốc bị đe dọa

Thông tin mới nhất, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Yên Bái đã ra thông báo truy tìm đối tượng Lê Hồng Nam (33 tuổi, trú tại số 240, đường Hồng Hà, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai), được xác định là người chủ mưu liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái.

Trước đó, 11h40 ngày 20/2 (tức mùng 5 Tết), sau khi kết thúc thành công ca mổ đẻ cho sản phụ Quách Thị Phương Th (25 tuổi, quê ở Lào Cai), BS Phạm Hải Ninh (Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức) và BS Hoàng Đức Trung (Khoa Sản) đã bị Lê Hồng Nam tấn công. Trước đó, khoảng 11h, khi vợ được đưa vào phòng mổ, Lê Hồng Nam có hành vi trèo lên cửa sổ của nhà mổ để chụp ảnh, ghi hình. Kíp mổ đã phát hiện nhắc nhở yêu cầu đối tượng Nam rời xuống. Tuy nhiên, đối tượng này không những không chấp hành mà còn phản ứng gay gắt, chửi bới và dọa đánh.

Vụ tấn công khiến hai bác sĩ trẻ bị thương vùng đầu, mặt, máu chảy nhiều. Bệnh viện đã gọi bảo vệ đến can thiệp, nhưng lúc đó, người nhà bệnh nhân tiếp tục đuổi đánh cả bảo vệ. Hai bác sĩ đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cấp cứu.

Trong năm 2017, đầu năm 2018, trên cả nước liên tục xảy ra tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế, từ các bệnh viện, các trung tâm y tế lớn, tới những người làm việc tại trạm y tế xã, hay các đơn vị cấp cứu 115. Chia sẻ với báo chí vào đầu năm 2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, một trong những vấn đề mà bà quan tâm và trăn trở nhất hiện nay là bảo đảm môi trường làm việc an ninh và an toàn cho người thầy thuốc. Chính Bộ trưởng đã nhiều lần phản ánh tại các hội nghị về tình trạng nhân viên y tế bị hành hung đang trong lúc chữa bệnh ngày càng tăng.

"Chúng tôi đã rất nhiều lần mời công an và cơ quan chức năng vào cuộc nhưng các vụ hành hung nhân viên y tế không thấy giảm mà lại còn tăng. Các cơ quan chức năng chưa thực sự ủng hộ. Ngành Y tế gần như đơn độc trong cuộc đấu tranh chống hành hung bác sĩ", Bộ trưởng Bộ Y tế chua xót nói.

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân của Việt Nam quy định "Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm nhiệm vụ". Tuy nhiên, luật này không ngăn chặn hiệu quả nạn bạo hành nhân viên y tế. Đa số các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước gần như chưa có biện pháp hiệu quả đề phòng cũng như bảo vệ nhân viên y tế khỏi bạo hành. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từng chia sẻ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị chỉ đạo các bệnh viện tăng cường an ninh bệnh viện, thậm chí đặt cả camera nhưng không hiệu quả. Nhiều vụ khi gọi được công an thì việc đã xong.

Cần xử nặng hành vi tấn công nhân viên y tế

Năm 2017, Điều 134 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội thông qua, đã bổ sung tình tiết tăng nặng với hành vi hành hung người “đang chăm sóc sức khỏe cho mình”. Theo đó, hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hiện Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Dự kiến, dự thảo Luật này sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2019. Liên quan đến một trong những quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khi khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề xuất rõ: Người hành nghề có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, người hành nghề được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể. Dự thảo nêu rõ, trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đề xuất này đã có những cải tiến rõ so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành (có hiệu lực từ 1/1/2011). Tuy nhiên, từ góc độ của người làm nghề, đặc biệt trong lĩnh vực cấp cứu – nơi rất dễ chứng kiến những xung đột giữa người nhà bệnh nhân – thầy thuốc, BS Cấp cho biết, việc quy định nhân viên y tế được quyền từ chối khám chữa bệnh khi việc đó “trái với đạo đức nghề nghiệp”, cần được quy định rõ: Thế nào là trái/phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Tại nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada hay gần Việt Nam nhất là Philippines, các bộ quy tắc đạo đức y tế (Code ethics of medicine) được xây dựng rất kỹ càng và công phu với hàng trăm điều khoản. Vì vậy, mỗi thầy thuốc đều hiểu được các hành vi nào là phù hợp, hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Ví dụ, ở Mỹ quy định, trong trường hợp người bệnh không trả tiền hoặc giữa thầy thuốc – bệnh nhân có mâu thuẫn thì thầy thuốc có quyền từ chối khám chữa bệnh miễn là không phải tình trạng cấp cứu hoặc thầy thuốc đó không phải là duy nhất. Ví dụ cả thị trấn, khu vực chỉ có một bác sĩ, bệnh nhân không thể đi nơi khác thì bác sĩ phải khám, chữa bệnh. Còn nếu bệnh nhân vẫn còn sự lựa chọn khác, bác sĩ có thể giới thiệu sang đồng nghiệp khác thì bác sĩ đó có quyền từ chối mà không vi phạm y đức.

Theo bác sĩ Cấp, Y tế cũng giống như một số ngành dịch vụ khác. Việc tấn công một bác sĩ đang hành nghề cũng giống như tấn công một lái xe, phi công khi đang cầm lái, không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người bị tấn công mà còn nguy hiểm đến tất cả các hành khách. Bởi vậy Hãng hàng không từ chối vận chuyển một vài đối tượng đe dọa an ninh hàng không cụ thể, không chỉ để trừng phạt các đối tượng này mà chủ yếu là để đảm bảo an ninh cho hàng trăm, hàng nghìn hành khách đi máy bay.

Theo chia sẻ của BS Nguyễn Trung Cấp với PV Báo Gia đình & Xã hội, mọi quy định trong Luật Khám chữa bệnh đều phải hướng tới quyền lợi cao nhất của người bệnh. Khi thầy thuốc bị đe dọa tính mạng phải “tạm lánh” thì hàng chục, hàng trăm bệnh nhân đang nằm viện sẽ bị gián đoạn cấp cứu, điều trị và ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe. Kể cả trong trường hợp thầy thuốc bị xúc phạm, bạo hành cũng không thể đảm bảo tỉnh táo cung cấp được những chăm sóc có chất lượng đối với những bệnh nhân này.

Bởi vậy với những hành vi gây rối, bạo hành thầy thuốc từ trước tới nay, BS Cấp cho rằng, ngoài việc nghiêm trị hành vi bạo hành, còn phải xem xét tới hậu quả của việc đó với những bệnh nhân khác. Ví dụ như trường hợp hành hung dã man hai bác sĩ ở Yên Bái, không chỉ các bác sĩ này bị tổn thương mà còn hàng chục bệnh nhân khác phải hoãn ca mổ do thầy thuốc bị thương tích, không còn đủ sức khỏe và sự bình tĩnh để thực hiện tiếp ca mổ.

BS Cấp cho rằng, trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng phải quy định rõ: Nếu xảy ra vụ việc bạo hành, đe dọa an ninh, buộc nhân viên y tế phải “tạm lánh” hoặc thương tích mất khả năng làm việc thì nếu xảy ra các hậu quả về sức khỏe, tính mạng của những bệnh nhân khác không liên quan thì người gây rối an ninh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả này.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua ngành Y tế cũng đã đề nghị ngành Công an hỗ trợ, tuy nhiên để hạn chế tình trạng này phải có công an "cắm chốt" tại bệnh viện. Nếu chỉ riêng bảo vệ thì chưa đủ.

Vì thế, Bộ Y tế kêu gọi chính quyền địa phương chủ động phối hợp với ngành Y tế áp dụng những biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm an toàn cho các nhân viên y tế. Các cơ quan y tế phối hợp với công an sở tại triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân viên y tế.

Trong năm 2017 đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại số vụ hành hung cán bộ, nhân viên y tế. Như vụ bác sĩ bị bố bệnh nhân nhi đập cốc uống nước vào đầu tại BV Đa khoa Thạch Thất (Hà Nội); 20 côn đồ khống chế bác sĩ, chém bệnh nhân tại BV Đại học Y Hà Nội; bác sĩ bị đập máy đo huyết áp vào đầu tại BV Đa khoa huyện Việt Yên (Bắc Giang); bác sĩ bị chém đa chấn thương tại Trạm Y tế xã Hương Long (Hương Khê, Hà Tĩnh); bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 Thái Bình bị đánh gãy mũi... M.V

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top