Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngân hàng cuống rốn đầu tiên tại miền Bắc: Cơ hội chữa bệnh hiểm nghèo

Thứ sáu, 08:30 17/06/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngân hàng máu cuống rốn (MCR) đầu tiên tại miền Bắc đã bắt đầu khởi động tại BV Nhi TƯ.

Đây là nguồn "vốn" quý giá, tăng cơ hội chữa trị các bệnh hiểm nghèo cho trẻ nhỏ.

Nhiều tính năng ưu việt

Theo TS Nguyễn Thanh Mai, Phó Trưởng khoa Truyền máu (BV Nhi TƯ), hiện nay ứng dụng lâm sàng của việc ghép tế bào gốc tạo máu được lấy từ 3 nguồn: Từ tủy xương, máu ngoại vi và từ MCR.

Dù không phải là nguồn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu nhất, nhưng MCR lại có những tính năng ưu việt so với hai nguồn còn lại, đặc biệt không gây ảnh hưởng, đau đớn cho cả sản phụ và thai nhi. Ví dụ: Việc lấy tế bào gốc tạo máu từ tủy xương là thủ thuật can thiệp nhiều vào con người. Người cho tủy đó phải trải qua quá trình gây mê toàn thân (như mổ đại phẫu), mọi thủ thuật đều tiến hành trong phòng mổ. Ngoài ra, phải có thời gian để phục hồi lại tủy xương đó. Còn người hiến tế bào gốc từ máu ngoại vi phải dùng thuốc kích bạch cầu trong 5 ngày liền. Nếu thuận lợi, người hiến phải nằm 4 tiếng trong một ngày; lâu hơn, có thể kéo dài từ 3 - 9 ngày mới lấy được đủ lượng tế bào gốc cần có cho người được ghép.
 
Sự ra đời của ngân hàng MCR sẽ giúp  nhiều trẻ nhỏ tìm thấy cơ hội chữa trị các bệnh nan y (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Ảnh: Dương Ngọc

MCR là máu có trong dây rốn - phần nối giữa em bé và bà mẹ thông qua bánh rau. "Bấy lâu nay, chúng ta đã "lãng phí" nguồn vốn quý giá này và cũng chưa có kế hoạch tái thu thập. Trên thực tế, theo nhiều nghiên cứu ứng dụng lâm sàng, một ca ghép có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào tổng lượng tế bào gốc tạo máu chia cho cân nặng của người nhận. Tổng lượng tế bào gốc tạo máu thu thập được thấp nên "ứng cử viên" dùng nhiều nhất là bệnh nhân nhi", TS. Thanh Mai cho biết.

Tăng cơ hội tìm kiếm MCR phù hợp
 
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc lưu trữ MCR có thể kéo dài từ 10-15 năm, thậm chí đến 20 năm. Ở phía Nam hiện nay có 2 ngân hàng MCR là tại BV Huyết học và Truyền máu TP HCM và MekoStem. Theo TS. Thanh Mai, một ngân hàng MCR muốn hoạt động thực sự phải có sự "kết nối mạng" với các ngân hàng MCR khác vì mỗi ngân hàng chỉ lưu trữ được một số lượng nhất định.

"Để một đơn vị MCR muốn mang ra ghép thì điều đầu tiên là phải phù hợp về hệ thống hòa hợp tổ chức, thường gọi là HLA (viết tắt của human leukocyte antigen). Việc kết nối mạng trong các ngân hàng MCR sẽ tăng xác suất, mở rộng phạm vi tìm thấy sự phù hợp trong các đơn vị MCR", TS.Thanh Mai chia sẻ.

Theo TS.Mai, hiện nay BV Nhi TƯ đang phối hợp với BV Phụ sản Hà Nội tiến hành việc thu thập mẫu MCR. Có hai quy trình thu thập mẫu MCR là  trước sổ nhau và sau sổ nhau. Trong đó, trước sổ nhau được áp dụng cho những ca sinh thường, sau sổ nhau với những ca sinh mổ. Đối với quy trình trước sổ nhau, MCR được lấy trên tĩnh mạch cuống rốn. Đầu cuống rốn được kẹp lại trong vòng 15 giây ngay sau khi sinh, tiếp theo dùng kim luồn vào tĩnh mạch rốn để máu từ tĩnh mạch cuống rốn chảy vào túi dung dịch chống đông. Việc thu thập máu cuống rốn kết thúc trước khi nhau bong bình thường.

"Ở các nước khác, với người sinh mổ họ vẫn tiến hành thu thập trước khi bóc bánh nhau. Nhưng với điều kiện còn thiếu thốn về máy móc, kỹ thuật như hiện nay, tại BV Nhi TƯ chỉ áp dụng cho sau sổ nhau, tránh việc nhiễm trùng cho bà mẹ. Phương pháp ứng dụng chủ yếu là thu thập trước sổ nhau", TS. Mai khẳng định.

Công việc đầy tính nhân văn

MCR sau khi được xử lý và lưu trữ đạt tiêu chuẩn sẽ phục vụ chữa trị các bệnh về huyết học như suy tủy, thalassemia, hay bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu ở trẻ em). Ngoài ra, nếu tìm thấy sự phù hợp, tế bào gốc tạo máu từ MCR có thể tạo cơ hội chữa trị được cho người thân trong gia đình, trong đó anh em cùng huyết thống có xác suất tiềm năng cao nhất.

Trên thực tế, số mẫu MCR thu thập được có thể rất nhiều nhưng số lưu trữ được, ứng dụng ghép được lại giảm dần, do phải tuân thủ theo quy trình chặt chẽ. Sản phụ và gia đình được tư vấn, được phát đơn, bản cam kết, đăng ký tham gia vào quy trình thu thập MCR, xét nghiệm cho mẹ từ lúc mang thai, lấy thông tin về trẻ, xét nghiệm mẫu, loại trừ các mẫu nhiễm khuẩn, virus, xác định kiểu HLA.

Sản phụ sẽ được cung cấp số liên lạc với nhân viên ngân hàng MCR. Đến lúc chuyển dạ thì liên hệ lại và sẽ có nhóm bác sĩ, kỹ thuật của ngân hàng MCR lấy mẫu máu đưa về xử lý. "Chúng tôi đang hoàn thiện quy trình thu thập và lưu trữ MCR, cũng như chi phí cho công tác này",TS. Mai nói.

Kỹ thuật lấy MCR đòi hỏi sự nhuần nhuyễn và thu thập được càng nhiều mẫu máu càng tốt. Tuy nhiên, do mới bắt đầu tiến hành thu thập và lưu trữ, nhiều người chưa biết đến ý nghĩa của việc lấy mẫu MCR, một số sản phụ còn tâm lý sợ "động chạm" đến bản thân đứa trẻ vừa sinh, nên e ngại cho bác sĩ lấy mẫu MCR ở trẻ. "Trong tương lai, nếu ở một số bệnh viện sản, khoa sản có số lượng đăng ký lấy mẫu MCR nhiều, thay vì cử người đến lấy từng đơn vị, chúng tôi muốn hướng tới việc đào tạo kỹ thuật cho nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa cho những bệnh viện này", TS. Mai chia sẻ.

Theo thông tin từ ban giám đốc BV Nhi TƯ, trong thời gian tới (khoảng tháng 7- 8/2011), sẽ tiến hành một đợt thu thập mẫu MCR mới, dự kiến sẽ tăng số lượng đơn vị lên vài nghìn mẫu. Với số lượng này, hi vọng sẽ có thêm nhiều trẻ nhỏ tìm thấy cơ hội chữa trị các bệnh nan y. Ngân hàng MCR sẽ ngày càng khẳng định tính thiết thực, nhân văn, vì cộng đồng.

"Tất cả các bà mẹ nếu có ý định tham gia vào quy trình thu thập MCR phải thực hiện sàng lọc trước sinh, chẩn đoán di truyền để khẳng định em bé không mắc các bệnh di truyền mạn tính. Với những mẫu MCR có tiềm năng bệnh di truyền thì không thể lưu trữ được. Do đó, theo tôi phát triển một ngân hàng máu cuống rốn cũng phải phát triển về vấn đề chẩn đoán trước sinh.

Chống chỉ định lấy mẫu MCR: Tuổi thai dưới 37 tuần, vỡ ối trên 24 giờ (vì vỡ ối càng lâu, khả năng nhiễm khuẩn càng cao); mẹ sốt trên 38 độ; cân nặng thai dưới 2.600gam; mẹ bị các bệnh lây nhiễm".

 Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Top