Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngành Y tế Sơn La: Tìm cách giữ chân bệnh nhân

Rút kinh nghiệm sai sót chuyên môn và tìm ra những nguyên nhân khiến bệnh nhân chuyển lên tuyến trên để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giữ chân bệnh nhân - là những nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị giao ban công tác chỉ đạo tuyến chuyển tuyến 6 tháng đầu năm 2014 do Sở Y tế Sơn La phối hợp với Tổ chức JICA (Nhật Bản) tổ chức tại Mộc Châu ngày 15/7/2014.

Trong những năm trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã được đầu tư trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhiều kỹ thuật mới được triển khai và ứng dụng thành công tại Bệnh viện như phẫu thuật nội soi, thận nhân tạo, chăm sóc sơ sinh, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật sọ não… Mặc dù vậy, vẫn còn số lượng không nhỏ bệnh nhân chuyển lên tuyến trên điều trị gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương và gây khó khăn cho chính bệnh nhân.

BSCKII. Cầm Thị Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, trung bình mỗi tháng có hơn 200 bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Trong đó, 10 nhóm bệnh bệnh nhân chuyển lên tuyến trên là ung thư, các bệnh về mắt, suy thận mạn, bệnh về máu, bệnh vàng da sơ sinh, sinh non suy hô hấp, bệnh lý nội tiết, suy tuyến giáp, bệnh tim mạch, thoát vị đĩa đệm… Các bệnh viện tuyến trên có đông bệnh nhân chuyển đến là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương… Còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, trong thời gian qua đã tiếp nhận: 820 ca bệnh lý về nhi, hơn 500 bệnh nhân liên quan đến chuyên ngành sản khoa… từ các bệnh viện huyện chuyển lên.

Việc chuyển tuyến không đúng gây thiệt thòi cho người bệnh cũng như gây không ít khó khăn cho các cán bộ y tế. BS. Trần Minh Quân, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, lý do bệnh nhân chuyển tuyến là vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới, thiếu nhân lực, thiếu các trang thiết bị, thiếu xét nghiệm chẩn đoán, thiếu thuốc điều trị đặc hiệu và do áp lực từ phía bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, nhiều bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng nhưng giấy chuyển viện của tuyến trước lại mô tả quá ngắn gọn, thiếu các thông tin các thông tin cần thiết cho quá trình điều trị. Cán bộ hộ tống bệnh nhân không nắm được quá trình diễn biến bệnh và quá trình điều trị của bệnh nhân. Mặt khác, đã có một số cán bộ y tế đã phê phán đồng nghiệp của mình trước mặt bệnh nhân và nhà bệnh nhân, gây sự tự ti và ái ngại trong công tác chia sẻ thông tin. Do đó, BS. Quân cho rằng, cán bộ hộ tống phải nắm rõ quá trình điều trị bệnh nhân, phải có số của bác sỹ điều trị để trao đổi thông tin. Giấy chuyển viện cần ghi cụ thể quá trình diễn biến bệnh và các loại thuốc đã dùng. Các bệnh nhân chuyển tuyến phải được Khoa Khám bệnh, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của đơn vị tiếp nhận ưu tiên đón tiếp.

Theo BS. Nguyễn Trung Khải, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu cho rằng, công tác chuyển tuyến rất quan trọng nên cần hiểu đúng, hiểu trúng. Không phải chuyển và giữ bệnh nhân lại đều tốt mà cần phải sàng lọc bệnh nhân tốt để chuyển tuyến đúng, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Theo BS. Khải, hầu hết bệnh nhân đều muốn điều trị ở tuyến cơ sở. Do đó, phải đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và công tác cấp cứu kịp thời. Mỗi chuyên khoa có 1 đến 2 bác sỹ được đào tạo sâu, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt đầu ngành, không nên dấu dốt và ngần ngại hỏi tuyến trên để hạn chế thiệt thòi cho người bệnh. Ngoài chuyên môn, cán bộ y tế phải tuyên truyền, giải thích cho bệnh nhân và quan tâm đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân chuyển tuyến.

BSCKII. Phạm Quang Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế Sơn La khẳng định, cần có thông tin đầy đủ về người bệnh giữa các bệnh viện; biểu mẫu thống kê báo cáo cần thống nhất; cần xây dựng phần mềm ghi nhận thông tin người bệnh chuyển tuyến; các bệnh viện tuyến tỉnh cần tiếp tục nâng cao công tác chuyên môn và hỗ trợ tuyến dưới để hạn chế thấp nhất bệnh nhân chuyển tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, ThS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian qua, không ít bệnh viện lơ là công tác chỉ đạo tuyến, công tác hỗ trợ tuyến dưới. Do đó Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám, chữa bệnh là cơ sở pháp lý để các bệnh viện thực hiện tốt công tác chuyển tuyến và hỗ trợ điều trị. Theo ThS. Thái, Sơn La có nhiều huyện khó khăn, địa hình xa xôi, nên cần phát triển các dịch vụ y tế, thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chỉ đạo tuyến để người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế cao tại chính quê hương mình.

Theo Lê Hoàng

Trung tâm TTGDSK

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của bản thân một cách chủ động và tiện lợi. Sổ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân?

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Y tế - 1 ngày trước

Thông tin bé 5 tuổi, trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình) tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến nhiều người đau xót. Chuyên gia y tế khuyến cáo để không xảy ra trường hợp tương tự.

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện kỳ tích được tạo nên bởi chính các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khi chạy đua cùng thời gian, luôn cố gắng, nỗ lực, miệt mài không quản ngày đêm cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân...

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Y tế - 3 ngày trước

Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… phải nhập viện cấp cứu.

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật vi phẫu thành công cho nam thanh niên 25 tuổi bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể.

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo.

Cụ bà 95 tuổi phục hồi chức năng ăn uống sau đột quỵ não

Cụ bà 95 tuổi phục hồi chức năng ăn uống sau đột quỵ não

Y tế - 5 ngày trước

Trước khi điều trị, bệnh nhân S. phải ăn uống hoàn toàn qua sonde dạ dày, các chức năng sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc người chăm sóc do di chứng đột quỵ não.

Top