Ngạt mũi, chảy nước mũi: Cần làm gì để giảm triệu chứng?
Ngạt mũi, chảy nước mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở và khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Đây là vấn đề thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Vậy xử trí như thế nào?
Nguyên nhân gây ngạt mũi, chảy nước mũi
Ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm mạc của khoang mũi bị viêm, nề. Ngạt mũi cũng làm cho dịch nhầy mũi thoát ra ngoài khó khăn hơn, tích tụ lại, càng làm tình trạng ngạt mũi thêm nặng hơn.
Chảy mũi là tình trạng chảy một lượng dịch nhầy đáng kể từ hốc mũi. Đó là kết quả của việc sản xuất quá nhiều chất nhầy ở mũi, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Chất nhầy trong mũi dư thừa dẫn đến chảy mũi ra từ cửa mũi trước hoặc chảy xuống cổ họng.
Chảy mũi, ngạt mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân như cảm cúm , viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng… Có thể đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, ngứa mũi, đau vùng mặt, ho nhiều, đau họng, đau mỏi người.
Ở bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến chảy mũi, ngạt mũi "thoáng qua" hay gặp của bất kỳ ai do cảm cúm, cảm lạnh. Không đề cập đến các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh do khối u… vì chúng đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu.
Giảm chảy mũi, ngạt mũi tại nhà hiệu quả
Để giảm chảy mũi, ngạt mũi tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn có thể tham khảo theo các phương cách dưới đây:
1. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Ai cũng biết rằng một giấc ngủ sâu, đủ giấc là điều kiện quan trọng để cơ thể bạn hồi phục sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều tế bào miễn dịch mới khi bạn chìm vào giấc ngủ. Thêm vào đó, khi ngủ sẽ quên đi cảm giác ngột ngạt muốn xì mũi.
2. Uống nhiều nước
Việc bổ sung nhiều nước sẽ làm loãng chất nhầy đang ứ đọng trong mũi xoang, dịch tiết ra nhiều hơn. Khi đó dịch nhầy sẽ bị bài xuất ra ngoài dễ dàng hơn và nhanh hơn. Thời gian bị ngạt mũi, chảy mũi cũng được rút ngắn lại, nhanh khỏi hơn.
Bạn nên ưu tiên chọn nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tránh dùng các loại đồ uống có cồn hoặc café vì có thể gây mất nước.
2. Uống trà nóng
Một tách trà nóng sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ khiến bạn thư thái hơn. Khi bạn đưa tách trà nóng đang "bốc khói" lên để "hít hà", thưởng thức hương thơm của nó thì chính hơi nóng đó sẽ giúp cho niêm mạc mũi giảm nề, mũi sẽ được thông thoáng hơn và dễ bài xuất dịch ra ngoài. Một số loại trà thảo dược có thể kể đến như trà hoa cúc, trà gừng, trà atiso…
4. Chườm ấm
Lấy khăn nhúng vào chậu nước ấm (khoảng 35 - 40 độ C) rồi vắt khô, đắp lên mũi và trán nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm lỏng dịch nhầy trong mũi, dễ tống ra ngoài hơn, giảm cảm giác ngạt mũi.
5. Xông hơi mũi
Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi hít sâu một làn hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đi đáng kể.
Hãy lấy một bát nước sôi, lấy một cái khăn trùm kín đầu của bạn và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút. Bạn có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, sả.. để thư giãn hơn. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
6. Tạo độ ẩm trong phòng
Tác nhân gây nghẹt mũi có thể là không khí khô và cơ thể bị thiếu nước do thời tiết thay đổi hoặc nằm máy điều hòa quá lâu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương sẽ giúp không khí ẩm hơn, làm dịu các mô bị kích thích và mạch máu bị sưng trong mũi và xoang, làm loãng chất nhầy trong xoang. Khi đó chất nhầy sẽ thoát ra ngoài nhanh hơn, giảm tình trạng ngạt mũi, đau viêm xoang, đau họng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, nhất là sau khi nằm điều hòa cả đêm.
Nhớ lau chùi và giữ cho máy tạo độ ẩm sạch sẽ, vì độ ẩm cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, ảnh hưởng ngược tới sức khỏe của người dùng.
7. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Với thành phần là nước muối biển sâu, thuốc xịt mũi sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, các tác nhân dị ứng bám trên bề mặt lông chuyển niêm mạc mũi. Nó cũng làm pha loãng dịch nhầy, giảm cảm giác kích ứng và khô niêm mạc mũi.
8. Thêm tỏi vào chế biến món ăn hoặc xông hơi từ tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng cao chất allicin và scordinin hỗ trợ chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm sung huyết, giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi bạn sẽ thông thoáng hơn và giảm ngạt. Tỏi có nhiều vitamin C , selen, sulfur giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hàng ngày bạn cũng có thể ăn tỏi sống, tỏi trộn mật ong, tỏi trong các món xào nấu…
Hoặc có thể đun nước sôi, thả 3 - 5 nhánh tỏi đã giã nhuyễn vào, rồi xông mũi ngày 2 lần.
9. Sử dụng các thuốc không kê đơn
Bạn có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn để làm giảm các triệu chứng khó chịu
- Nhóm thuốc hạ sốt , giảm đau đầu, đau họng.
Phổ biến là Paracetamol, liều dùng thông thường ở người lớn là ngày 3 viên 500mg chia 3 lần, cách 4 – 6 tiếng. Trẻ em cần tính liều phù hợp theo cân nặng: 10 - 15 mg/kg cân nặng.
- Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi
Các loại thuốc co mạch, dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi như Xylometazolin < 1%, sử dụng trong 3 - 5 ngày, không dùng quá 7 ngày để tránh gây nghiện thuốc.
- Nhóm thuốc giảm triệu chứng chảy mũi
Các thuốc nhóm kháng Histamine như Cetirizine, Clorpheniramine…
- Nhóm thuốc kết hợp 2 hay nhiều thành phần trên như: Tiffy, Delcogen…
Tóm lại, có nhiều cách làm giảm ngạt mũi, chảy mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, đa phần những cách đó chỉ giúp tạm thời làm giảm triệu chứng mà không có khả năng điều trị tận gốc nguyên nhân. Vì vậy, nên đến các phòng khám chuyên khoa Tai – mũi – họng để được bác sĩ thăm khám, đặc biệt là các trường hợp chảy mũi, ngạt mũi ngày càng nặng hoặc kéo dài trên 10 ngày.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.