Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày 8/3 của những "bông hồng thép" ở tâm dịch Hải Dương

Thứ hai, 15:31 08/03/2021 | Y tế

GiadinhNet - Họ là những người phụ nữ can trường trong đội lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tâm dịch Hải Dương. Hơn 1 tháng qua, họ chưa được trở về với gia đình. Hôm nay, ngày 8/3, những người phụ nữ ấy vẫn đang miệt mài trên những chuyến xe đi lấy mẫu xét nghiệm với sứ mệnh thiêng liêng và tất cả đều chưa hẹn ngày trở về.

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 2.

Lên đường "ra trận" mà chưa kịp chào con

Đã 41 ngày qua, những cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP. Chí Linh gần như chưa có nổi một phút nghỉ ngơi. 

Một trong những người được coi là thủ lĩnh của biệt đội săn COVID-19 trong cả 3 đợt dịch vừa qua là chị Phạm Thị Bích Ngọc (sinh năm 1975) – Đội trưởng đội lấy mẫu xét nghiệp COVID-19 tại TP. Chí Linh.

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 3.

Chị Ngọc (ở giữa trung tâm) đang hướng dẫn các đồng nghiệp cách tháo mặc đồ bảo hộ.

Với chị Ngọc, những ký ức về ngày đầu nhiệm vụ vẫn là điều luôn ám ảnh chị và những đồng nghiệp. Chị Ngọc nhớ lại: "Chúng tôi nhận được nhiệm vụ đi lấy mẫu ngay trong đêm ngày 26/1. Đêm hôm đó, chúng tôi phải lấy đến hàng trăm mẫu xét nghiệm. Tất cả đều trong tinh thần khẩn trương nhất. Nhiều  chị em nhận tin lên đường mà chưa kịp chào con. Cả kíp làm việc gần như không ăn uống, vệ sinh, tắm giặt".

Đã có kinh nghiệm trong 2 đợt dịch trước, chị Ngọc xác định tâm thế với những đồng nghiệp đi cùng là có thể sẽ phải ở lại bệnh viện nhiều ngày khi xuất hiện các ca dương tính. Nhưng trong tất cả sự mường tượng của chị Ngọc kết quả của sáng hôm sau vẫn là thứ khiến chị "gai người" mỗi khi nhớ lại. 

Chị Ngọc bộc bạch: "Tôi có một khả năng ghi nhớ rất rõ những cái tên mà tôi viết trên ống nghiệm sau khi lấy mẫu. Sáng đó, tôi và các đồng nghiệp nhận được tờ thông báo kết quả xét nghiệm, 72 ca dương tính. Tôi đứng sững như trời trồng, phân nửa số đó là qua bàn tay tôi lấy mẫu, những cái tên rất quen thuộc. Từ phút giây đó tôi và các đồng nhiệp đã hiểu sự nguy hiểm của đợt dịch này và hình dung được khối lượng công việc khổng lồ trước mắt".

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 4.

Cả đội lấy mẫu xét nghiệm tại một điểm lấy mẫu.

Chung tổ đi lấy mẫu xét nghiệm 5 người với chị Ngọc là chị Thân Thị Khánh Ly (31 tuổi). Với chị Ly, những ngày đầu tiên khi nhận nhiệm vụ chống dịch là những ngày quá đỗi đặc biệt: "Lúc nào chúng tôi cũng phải trong tư thế sẵn sàng là sẽ phải cách ly, phục vụ chống dịch hết sức mình. Nhưng đối với đợt dịch lần này thì tôi vẫn không thể tưởng tượng được. Tôi nhớ tối hôm đấy (26/1) vừa mới ăn cơm xong thì nhận được cuộc gọi giao nhiệm vụ bắt đầu đi lấy mẫu ở Kim Điền, bỏ bát đũa xuống là đi luôn không ngơi nghỉ đến giờ".

"Có những lúc chúng tôi đã muốn gục ngã"

Với những cán bộ lấy mẫu xét nghiệm thì chưa bao giờ họ có thể chủ động được thời gian của mình. Tất cả đều theo sự điều động, diễn tiến của những ca dương tính mới.

Chúng tôi không khỏi xúc động với chia sẻ của chị Ly: "Chúng tôi gần như không còn biết ngày tháng, sớm chiều mà làm việc như một cỗ máy, cứ nhận lệnh là đi. Xuyên ngày, xuyên đêm, xuyên Tết. Có những hôm 3h chiều mới về đến cổng TT Y tế TP. Chí Linh, mở suất cơm hộp ra lạnh tanh mà thấy xót xa".

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 5.

Chị Ly (ngồi chính giữa) đang cùng các đồng đội trên đường đi lấy mẫu xét nghiệm.

Những ngày đó, các cán bộ lấy mẫu mỗi ngày chỉ có thể ngủ từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Do chưa chuẩn bị kịp nơi ăn nghỉ nên họ đành phải trải bạt, đắp tạm lớp áo mỏng để thiếp giấc sau cả ngày dài mệt mỏi. Với chị Ngọc, thì "đêm hôm đó tôi thấy lạnh đến cả sống lưng, cả sáng hôm sau mất giọng luôn phải đến mấy ngày mới hết".

Với những bác sĩ điều trị thì vẫn có thể tranh thủ nghỉ ngơi sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại các vùng đệm nhưng với các những cán bộ lấy mẫu như các chị thì gần như mọi thứ diễn ra 24/24h. 

Nữ đội trưởng can đảm chia sẻ: "Bọn  tôi ai cũng ốm. Ốm như một phản xạ của cơ thể. Các chị em mới chưa có kinh nghiệm thì cứ bán tính, bán nghi "hay mình mắc COVID-19 rồi" nhưng với kinh nhiệm của hai đợt dịch trước tôi đã bình tâm hơn. Ngày nào cũng mặc bộ đồ bảo hộ kín mít đế cả chục tiếng đồng hồ, mồ hôi nhễ nhại không ốm thì cũng lạ".  

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 6.

Chị Ly bên đóa hoa súp lơ được người dân dành tặng.

Nhưng đó không phải là điều đáng sợ nhất với các chị. Đường ở TP. Chí Linh gồ ghề, rừng núi nên việc ngồi trên xe liên tục đến các điểm lấy mẫu cũng là một thử thách lớn. Chị Ly vẫn không thể quên được cái cảm giác vòng qua những sườn đồi trên đường lấy mẫu: "Nhiều chị em không chịu được nên đến nơi là nôn thốc, nôn tháo. Bát mỳ ăn vội sáng trước khi lên đường cũng nôn sạch. Ấy thế mà cũng quen mới lạ. Chúng tôi còn đùa nhau, đỡ đi vệ sinh lại tốn 1 bộ quần áo".

Với các chị, những ngày qua thực sự là những ngày đầy gian khổ. Có những lúc họ đã muốn gục ngã. Chị Ngọc rưng rưng nước mắt, giọng nói rè đi vì xúc cảm: "Bọn chị chịu hàng trăm thứ áp lực. Có nhiều hôm, vừa cầm bát cơm lên ăn, trưởng khoa gọi phải đi lấy mẫu gấp. Lúc đó, mồ hôi pha lẫn nước mắt mà ngậm ngùi. Mình cũng muốn gục xuống đó nhưng là thuyền trưởng thì chỉ được phép mạnh mẽ, mạnh mẽ mà thôi!".

Lửa thử vàng, COVID thử lính nữ ngành Y

Họ không chỉ là những chiến binh trên mặt trận đánh COVID-19 nhưng họ cũng là những người phụ nữ của gia đình. Xa chồng con hàng tháng trời, cuộc sống đảo lộn ai cũng có những nỗi niềm riêng nhưng tất cả đều thấu hiểu và cảm thông khi "người xây tổ ấm" vắng nhà để làm nhiệm vụ Tổ quốc giao.

Đến tận giây phút này, chị Ngọc vẫn không thể quên được giây phút gặp lại chồng đặc biệt trong ngày 27/2 vừa qua: "Tròn 1 tháng xa nhau chúng tôi gặp lại nhau trong một vai trò đặc biệt. Chồng tôi làm hiệu trưởng trường cấp 3, tôi đến lấy mẫu xét nghiệm. Mọi thứ vẫn phải theo đúng quy trình. Anh đã khóc khi nhìn thấy mình sau đúng một tháng xa cách. Ôi khoảnh khắc đó là một điều vô cùng đặc biệt trong cuộc đời của tôi".

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 7.

Khoảnh khắc chị Ngọc lấy mẫu cho chồng vào đúng ngày 27/2.

Còn với chị Ly thì đây là năm đầu tiên chồng của chị trực tiếp làm cỗ giao thừa. Chị cười, trong chất giọng vẹn nguyên niềm tự hào và yêu thương: "Em biết không, chồng chị dậy từ 6h sáng gọi điện khoe nay tự đi chợ, nấu cơm, cúng kiếng, thay hết phần vợ. Vợ nhanh về không là chồng tuyển cô khác đấy!".

27/2 vừa qua, một nửa đội hình phải đi truyền nước để tiếp tục chiến đấu. Khi muốn gọi cho gia đình để nói lời nhung nhớ thì chồng con cũng đã say giấc. Nhưng có một "phần phước" lớn mà các chị tổng kết là: "Các con mạnh mẽ và trưởng thành hơn khi mẹ đi làm nhiệm vụ. Còn chồng thì đương nhiên là yêu hơn rồi".

Với các chị, làm công tác dự phòng trước nay luôn trong thế "bị động" ở "hậu trường", ít ai nhớ mặt đặt tên nhưng bây giờ lại được ghi nhận, trân trọng đó là điều hạnh phúc nhất. Chị Ly tâm sự: "Nhìn thấy mình vào lấy mẫu, có nhiều người dân luống cuống, người thì vài quả hồng xiêm, người lại ít quả ổi, quả táo. Ai cũng chân thành, yêu quý. Họ không thấy mình là ai nhưng cảm ơn tíu tít. Những chân tình đó hoa quà nào mua nổi".  

08/03 của những bông hồng thép trên mặt trận săn COVID-19 ở tâm dịch Hải Dương - Ảnh 8.

Khoảnh khắc vừa truyền dịch vừa nhận quà 27/2 từ người thân của chị Ngọc.

8/3 này, họ vẫn đang miệt mài trên những chuyến xe đi lấy mẫu với sứ mệnh "đến sớm nhất, rút muộn nhất". 11h30 trưa nay, chị Ly và các đồng nghiệp của mình vẫn chưa kịp ăn trưa để hoàn thiện tất cả thủ tục cho ca lấy mẫu chiều. Xin gọi họ là những bông hồng thép, bởi chỉ có sự kiên cường, lòng can đảm đến nghẹt thở mới có thể so găng với một cuộc chiến dài như vậy.

Dẫu chưa biết ngày trở về bên gia đình nhưng tất cả các nữ chiến binh của biệt đội săn COVID-19 đều mong có… một giấc ngủ nướng. Một giấc mơ giản dị đến thương, đến tội. Để ta thấy, có những sự hy sinh có thật ngay giữa thời bình trong một cuộc chiến không đạn bom!

Huy Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 5 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top