Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ An: Cơ hội “vàng” cho tuyến dưới

Thứ sáu, 11:46 12/08/2011 | Y tế

GiadinhNet - Tăng cường bác sĩ về cơ sở theo Đề án 1816 của Bộ Y tế đã giúp nhiều bệnh viện Nghệ An vững vàng triển khai thực hiện các kỹ thuật cao

Tăng cường bác sĩ về cơ sở theo Đề án 1816 của Bộ Y tế đã giúp nhiều bệnh viện Nghệ An vững vàng, tự tin triển khai thực hiện các kỹ thuật cao nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; giúp người dân có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ, kỹ thuật cao.
 
Tăng chất lượng, tăng niềm tin

Mới sinh được vài ngày tuổi, nặng 700 gram, cháu Nguyễn Hoài Nam bị vàng da ở thể nặng phải thay máu và được điều trị tại Khoa Sơ sinh, BV Nhi Nghệ An. Bệnh viện đã tiến hành thay máu, sau đó, tiếp tục điều trị kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tăng bilirubin tự do cho bé Nam. Sau một tuần điều trị, kết quả xét nghiệm chỉ số bilirubin tự do của cháu đã giảm xuống còn 145,3 (mức bình thường đối với trẻ sơ sinh).
 
BS. Dương Công Hoạt, Giám đốc BV Nhi Nghệ An, cho biết: Trước đây, kỹ thuật thay máu cho trẻ vàng da đối với một bệnh viện tuyến tỉnh ở Nghệ An thường không thể thực hiện được, phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Nhưng nhờ có Đề án 1816, các bác sỹ của BV Nhi Nghệ An đã thực hiện thành công kỹ thuật này do các bác sỹ BV Nhi Trung ương chuyển giao.

Được sự giúp đỡ của BV Nhi Trung ương và Viện Tim mạch Quốc gia, hai năm qua, BV Nhi Nghệ An đã 11 lần tiếp nhận các chuyên gia trực tiếp về làm việc, chuyển giao kỹ thuật điều trị mới, trong đó chú trọng 3 lĩnh vực chuyên sâu: Tim mạch, ung thư máu, tâm thần kinh. Với phương châm đào tạo "cầm tay chỉ việc", các kỹ thuật khó đã từng bước được chuyển giao.
 
Hiện BV Nhi Nghệ An đã thực hiện chẩn đoán, điều trị cho một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh; những ca bệnh khó như bệnh ung thư máu. Đặc biệt, thông qua sự giúp đỡ của ThS. Trần Văn Học, Phó Trưởng khoa Thần kinh, BV Nhi Trung ương, BV Nhi Nghệ An đã bước đầu điều trị bệnh nhân bị tự kỷ. Đây là cơ sở để thời gian tới, bệnh viện thành lập Khoa Thần kinh - Phục hồi chức năng - Tâm bệnh nhằm giúp các gia đình phát hiện, can thiệp sớm trẻ tự kỷ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến.

Để có thành công này, giữa đơn vị cử và đơn vị tiếp nhận cán bộ phải có một nội dung làm việc thích hợp. BS. Dương Công Hoạt, Giám đốc BV Nhi Nghệ An, cho biết: "Ngay từ đầu chúng tôi đã gửi những nguyện vọng mà bệnh viện còn thiếu, còn yếu để Bộ Y tế có phương án hỗ trợ"...

Cũng với cách làm này, các bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang từng bước học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các đồng nghiệp tuyến trên, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
 

Đề án 1816 đã giúp cho công tác y tế Nghệ An có nhiều bước tiến. Ảnh: TL

 
Hướng "ra"  cho y tế xã

Tình trạng "khát" bác sỹ đã tồn tại nhiều năm nay ở Nghệ An, đặc biệt là ở nhiều địa phương (nhất là miền núi) và nhiều bệnh viện trong tỉnh đã 10 năm nay không tuyển dụng được thêm bác sỹ nào. Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Phạm Văn Thanh thẳng thắn cho biết: Vấn đề nan giải nhất của Nghệ An hiện nay đó là nâng số bác sỹ làm việc tại trạm y tế xã nhưng việc "hút" các bác sỹ về đây lại gần như "vô vọng". Để tăng cường bác sỹ về xã công tác, từ nhiều năm nay, giải pháp hữu hiệu nhất mà Nghệ An thực hiện đó là tạo điều kiện cho nhân viên y tế ở các xã học nâng cao và luân chuyển bác sỹ từ huyện, tỉnh xuống.

Trước khi Đề án 1816 được triển khai trên toàn quốc, Nghệ An là một trong những địa phương đi đầu của cả nước về việc đưa bác sỹ về cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất cập như: Thời gian đi tuyến quá nhiều (từ 2 - 3 năm), phân tuyến chưa hợp lý dẫn đến lãng phí chất xám của bác sỹ chế độ chính sách đãi ngộ chưa phù hợp...

Từ những hạn chế trên, Đề án 1816 ra đời đã đưa ra một số thay đổi để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Theo đó, thay vì phải đi cơ sở từ 2 - 3 năm như trước kia, nay mỗi đợt tăng cường của bác sỹ xuống xã đã rút ngắn xuống còn 3 tháng.

Để tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn, Sở Y tế Nghệ An đã yêu cầu các bệnh viện cử cán bộ xuống tăng cường cần có sự luân phiên giữa các khoa ngành, hỗ trợ cho các trạm y tế xã. Bên cạnh việc được hưởng lương, cán bộ tăng cường còn được hỗ trợ thêm tiền phụ cấp và tiền đi lại... Kết quả, qua ba năm triển khai, toàn bộ 26 bệnh viện trong toàn tỉnh đã thực hiện việc luân chuyển bác sỹ về cơ sở, trung bình một năm có trên 400 bác sỹ được tăng cường cho tuyến xã.
Bích Phương
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 ngày trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau háng phải sau khi té ngã, được chẩn đoán là gãy cổ xương đùi phải.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Y tế - 3 ngày trước

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Người phụ nữ 64 tuổi có khối u nặng hơn 2kg chiếm gần hết lồng ngực

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, kết quả chụp cắt lớp cho thấy, lồng ngực phải của bệnh nhân có khối đặc kích thước 20x15 cm, đè xẹp phổi, thâm nhiễm trung thất, thành ngực.

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội đứt rời búp ngón tay do kẹp vào cửa kính ở siêu thị

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng đứt rời 3/4 búp ngón II tay trái sau khi bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực ở siêu thị.

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Đau đầu, mắt nhìn mờ, người đàn ông 65 tuổi mắc đột quỵ hiếm gặp

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Trước khi vào viện, người bệnh xuất hiện đau đầu, không buồn nôn, không nôn, mắt phải sụp mi và mất thị lực nên được đưa đi cấp cứu.

Top