Nghệ An nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Thay đổi quan niệm “con mình bị đem thử nghiệm”
GiadinhNet - Thời điểm Nghệ An bắt đầu triển khai Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh (đầu năm 2012) việc thực hiện gặp khá nhiều trở ngại, người dân không mặn mà ủng hộ do chưa hiểu. Sau một thời gian dài ngành Dân số nỗ lực tuyên truyền, tư vấn, đa số người dân đã nhận ra được giá trị to lớn, ý nghĩa nhân văn của đề án này.

Một giọt máu gót chân cứu sống cả đời em bé
Con số 178 ca bất thường, 221 ca nghi ngờ thiếu men G6PD và 2 ca nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh trên tổng số 42.970 lượt siêu âm thai là kết quả được thực hiện trong 5 năm của Đề án sàng lọc sơ sinh và trước sinh tại Nghệ An. Có thể khẳng định, đây là một đề án nhân văn, góp phần giảm đi nỗi đau dị tật, tạo ra những công dân khỏe mạnh cho tương lai.
BS Đỗ Thị Hằng- Trưởng khoa Cận lâm sàng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em tỉnh Nghệ An chia sẻ: Tỉ lệ ca thai dị dạng được phát hiện qua siêu âm ở trung tâm khá cao. Tuy nhiên, số phụ nữ đến khám và thực hiện siêu âm sàng lọc trước sinh mới chỉ chiếm tỷ lệ 35,81% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Như vậy, hơn 50% đối tượng có thai đã bỏ qua thời kỳ sàng lọc rất quan trọng để phát hiện, can thiệp sớm đối với các dị tật của thai nhi, đồng nghĩa với việc nhiều trẻ bị dị tật vẫn ra đời.
Bà Nguyễn Thị Phương Nga- Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ TP Vinh bộc bạch: “Hiện trung tâm chúng tôi chưa thể độc lập thực hiện công nghệ sàng lọc sau sinh, lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, chúng tôi đã kết hợp với Bệnh viện TP Vinh để triển khai đề án này. Mẫu máu sau khi được lấy sẽ chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Thời gian đầu, việc triển khai gặp không ít khó khăn, nhiều bậc cha mẹ còn e ngại, sợ con cái mình “bị đem ra thử nghiệm”(?!). Cán bộ của trung tâm phải túc trực tại khoa sản, trực tiếp tư vấn, phát tờ rơi, tuyên truyền tác dụng to lớn, sự cần thiết của việc lấy mẫu máu sau sinh. Dần dà, người dân đã hiểu ra và đồng thuận…”.
Năm 2014, ngành Dân số TP Vinh được giao chỉ tiêu 120 trường hợp, các cán bộ dân số phải chật vật mới hoàn thành được nhiệm vụ lấy đủ số mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đến nay, đông đảo người đã nhận thức được 48 tiếng sau sinh là “thời điểm vàng” để xét nghiệm máu, phát hiện sớm, can thiệp dị tật thai nhi nên nhu cầu được sàng lọc tăng cao.
Là một trong những địa phương thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh, đến nay toàn bộ 30 xã của huyện Nghi Lộc đã triển khai đề án này. Thấy rõ lợi ích thiết thực, người dân đã tham gia tích cực các hoạt động của đề án. Sau hơn 3 năm triển khai, đã có trên 5.000 thai phụ tham gia sàng lọc trước sinh, gần 700 sản phụ đã đồng ý sàng lọc sơ sinh cho con. Qua đó, phát hiện được 13 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD.
Chị Phan Thị H, một sản phụ ở xóm 8, xã Nghi Văn có con được sàng lọc phát hiện bệnh thiếu men G6PD, cho hay: “Mới đầu, nghe đến chuyện bác sĩ sẽ chích kim tiêm vào gót chân bé để lấy máu, tôi thấy rất sợ, tội cho con! Nhưng thật may mắn, sau khi lấy mẫu máu gót chân, qua sàng lọc, các bác sĩ đã phát hiện con tôi bị bệnh thiếu men G6PD. Gia đình đã kịp thời đưa đi điều trị để cháu có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Tôi thấy đây là việc làm rất cần thiết…”.
Khó khăn phát sinh
Các cán bộ dân số tỉnh Nghệ An chia sẻ: Khó khăn nhất của Đề án sàng lọc trước sinh và sau sinh chính là tác động vào nhận thức, để người dân hiểu được tầm quan trọng và tự giác đến các cơ sở y tế siêu âm, khám phát hiện sớm dị tật thai nhi. Theo chị Cao Thị Nhung, cán bộ Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Hưng Nguyên cho biết: “Thời gian đầu, khi vận động được một sản phụ đồng ý cho nhân viên y tế lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, chúng tôi rất mừng. Nhưng hiện nay, chúng tôi lại đang “đau đầu” vì nhu cầu của bà con rất cao mà chỉ tiêu trên giao lại ít, như năm nay chỉ có 100 chỉ tiêu mà thôi.”.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Thương Huyền- Trưởng phòng Dân số- Chi cục DS- KHHGĐ Nghệ An: Năm 2015, toàn tỉnh được giao khoảng 20% chỉ tiêu cho Đề án sàng lọc trước sinh, sau sinh. Với con số ước sinh khoảng 50.000 trẻ, sẽ có khoảng 10.000 cháu được hưởng thụ từ đề án này. Nhưng tỉnh chỉ có thể hỗ trợ xét nghiệm khoảng 3.200 mẫu máu (đồng nghĩa với việc kinh phí ngân sách chỉ chi khoảng 6,5%), còn lại gần 13,5% là chờ ngân sách từ nguồn khác mà chưa biết lấy từ đâu(!?).
Tuy nhiên có một thực tế, kể cả khi người dân sẵn sàng bỏ tiền túi ra để tiến hành xét nghiệm dịch vụ thì cũng không thể tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm, vì địa phương chưa trang bị được thiết bị kỹ thuật. Các mẫu máu khi lấy xong lại phải gửi ra Bệnh viện Phụ sản Trung ương xét nghiệm, sau đó mới chuyển về. Hiện nay tại Nghệ An có rất ít bác sĩ được đào tạo bài bản và thành thạo về kĩ năng này. Thống kê việc thực hiện chỉ tiêu Đề án sàng lọc trước sinh trong năm 2014 cho thấy, một số địa phương làm chưa được tốt như: Quỳnh Lưu làm hỏng 89/485 mẫu; Hưng Nguyên làm hỏng 60/110 mẫu; Quỳ Hợp làm hỏng 39/95 mẫu… Ông Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Hưng Nguyên cho hay: Việc nhiều mẫu hỏng là do nhân viên kỹ thuật thao tác chưa chuẩn, chưa kể quá trình vận chuyển từ các địa phương ra đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng có thể làm ảnh hưởng đến mẫu máu. Việc nâng cao tay nghề cho các cán bộ lấy mẫu máu là hết sức cần thiết.
2015 là năm sẽ kết thúc đề án này, trong tương lai, nếu không được tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, cộng với sự thiếu hụt của các dịch vụ cung ứng thì việc thực hiện sàng lọc sau sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. “Chúng tôi mong muốn thời gian tới, chương trình sẽ tiếp tục được mở rộng thêm các loại bệnh như hội chứng down, các dị tật ống thần kinh, tăng thượng thận bẩm sinh, và một số bệnh khác nhằm cho ra đời những em bé hoàn toàn khoẻ mạnh”, BS Phạm Văn Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An chia sẻ.
Sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân trẻ sau sinh 24 giờ có thể tầm soát được bệnh suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành), bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ) và bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)...
Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.