Nghề "ăn phù sa" đếm từng ngày ngóng mùa "lộc trời ban"
Khi dòng sông chuyển đỏ cũng là thời khắc báo hiệu mùa nước nổi cuốn theo tôm cá sắp đổ về. Khắp những cánh đồng, người miền Tây đã chuẩn bị sẵn sàng ngư cụ đón chờ "lộc trời" tràn về.
"Cầu mong năm nay đừng mất con nước lớn"
Cuối tháng 7 âm lịch, thượng nguồn đã bắt đầu mưa lớn. Sông Cửu Long đã nhuộm đỏ phù sa nhưng con nước vẫn chưa dâng nhiều. Con nước lớn mới chỉ vừa kịp vượt qua biên giới, làm ngập nhẹ những cánh đồng đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Để đón con nước về, những người làm nghề cá khắp đồng bằng đã sửa sang ngư cụ. Đó, đăng, lừ, dớn… đều đã sẵn sàng. Trên những cánh đồng đã ngập và sẽ ngập, người dân đã bố trí sẵn ngư cụ để chuẩn bị chờ cá tôm từ thượng nguồn di chuyển xuống.
Những cánh đồng sát biên giới thuộc xã Phú Hữu (An Phú, An Giang) với mặt phía Nam là đầu nguồn sông Hậu, mặt phía Bắc chỉ cách đầu nguồn sông Tiền chừng 5km trở thành một trong những nơi đầu tiên con nước "bò" vào chân ruộng.
Con nước nổi chậm rãi, những góc ruộng cao vẫn chưa ngập hẳn, những đàn trâu đang gặm cỏ một cách gấp gáp trước khi phải lên bờ.
Chị Vui (35 tuổi) có nhà nằm cạnh đường tuần tra biên giới cho biết, đồng ruộng ở đây người dân chỉ làm mỗi năm 2 vụ, trồng lúa, trồng ớt, trồng đậu bắp hay bông điên điển. Vụ còn lại mọi người bỏ ruộng hoang để "ăn phù sa".
"Mới ngập nên cá tôm chưa có nhiều, chỉ mới có cá linh non bằng đầu đũa. Cứ đặt dớn sẵn ra, được bao nhiêu ăn bấy nhiêu. 2 năm nay nước không về lớn nên cá cũng không nhiều, nhưng cứ đến mùa là nhà tôi lại đặt dớn. Nghề "ăn phù sa" bao đời quen rồi, không bỏ được", chị Vui chia sẻ.
Ngược con nước về xã Khánh An (An Phú), nơi dòng sông Hậu bắt đầu "bẻ cua" sát đường biên để vào đất Việt, những bãi đất 2 bờ đã ngập chừng nửa mét. Thế nhưng cá tôm chưa về. Chợ thủy sản Khánh An vẫn chưa nhộn nhịp. Có chăng chỉ vài người lâu lâu lại mang ra một rổ cá linh non, bán vội rồi đi vội.
Làng nghề khô cá ở Khánh An nằm ngay trên khúc cua của con sông, cũng là một trong những điểm làm khô cá nổi tiếng cả miền Tây vẫn đang cảnh vắng lặng. Các chủ vựa đã chuẩn bị sẵn sân phơi nhưng theo dự đoán, phải hơn một tháng nữa dòng "lũ cá" mới về.
Chị Kiều (31 tuổi), chủ một vựa cá khô ở Khánh An cho biết, trước đây cả ấp đều làm nghề khô cá, cứ vào mùa nước nổi, cá khắp Long An, Đồng Tháp, An Giang đều theo thuyền đổ về đây. Thế nhưng sau 2 năm không có nước lớn, nhiều chủ vựa đã dỡ dàn phơi, chuyển sang làm việc khác.
"Nước vẫn còn thấp lắm, phải dâng thêm gần 2m nữa mới là chính nước. Mong năm nay không mất con nước lớn như 2 năm rồi. Bây giờ chưa có cá. Chừng nửa tháng nữa sẽ đến vụ cá trứng, hơn một tháng nữa mới vào vụ cá khô. Mấy năm nay cá ít về nên giờ cả ấp chỉ còn mấy nhà giữ lại bãi phơi thôi", chị Kiều nói.
Những gia đình đói no theo con nước
Trên những dòng sông miền Tây, có hàng trăm gia đình ngư dân sống trên ghe, đói no theo con nước. Vợ chồng anh Tâm Em (40 tuổi) có hộ khẩu ở Cần Thơ nhưng lênh đênh theo con nước sông Hậu từ thượng nguồn Châu Đốc đến cửa biển Trần Đề.
Anh Tâm Em cho biết, với 40 cái lừ (lờ) để bẫy cá tôm, mùa khô, nước trong thì mỗi đêm anh kiếm được khoảng 200 nghìn đồng, về mùa mưa, nước đục thì thu nhập gấp đôi.
"Mùa này tuy nước chưa lớn nhưng cá tôm đã nhiều hơn, nước cạn thì đặt, rồi lại chờ con nước cạn để vớt. Cứ đặt dọc theo bờ sông, đoạn nào có người đặt rồi thì mình đi chỗ khác. Trên sông chỉ cần nhìn là biết đã có người đặt lừ (lờ) hay chưa, cùng nghề nên chỉ giúp nhau, nhìn nhau mà làm chứ chẳng ai lấy trộm của ai hay hại nhau làm gì cả", anh Tâm Em chia sẻ.
Nhánh sông Ba Lai thuộc đoạn cuối sông Tiền ở Giồng Trôm (Bến Tre) mới chỉ thấy màu nước có sự thay đổi, mực nước vẫn giữ nguyên. Dù vậy, lớp lớp những cọc đóng đáy đã được căng ngang sông lớn, chỉ cần phù sa về là cá tôm cũng về, mặt sông cũng nhộn nhịp hơn.
Ông Ổi (51 tuổi, ngụ huyện Giồng Trôm) cho biết, cả đời ông đã sống trên sông, mưu sinh, nuôi vợ con bằng nghề đặt lừ bẫy tôm. Con nước lớn, cả nhà ông Ổi có bữa cơm đủ đầy, con nước ròng thì đành có gì ăn nấy.
"Sống với nghề sông nước nên ai cũng mong mùa nước nổi. Con nước về đưa cá tôm về. Mấy năm rồi miền Tây mất đi mùa lũ, ngư dân cũng vì thế mà mất thu nhập, nhưng nghề gắn với mình cả đời rồi không bỏ được", ông Ổi cười hiền.
Đếm cành thu tiền, thợ cắm hoa lan hồ điệp bỏ túi 3 triệu đồng/ngày
Xu hướng - 48 phút trướcThợ cắm hoa lan hồ điệp được trả công 15.000 đồng/cành. Trong mùa cao điểm Tết, làm việc hết công suất, mỗi thợ cắm hoa lan sẽ bỏ túi khoảng 60 triệu mỗi tháng, cá biệt có thợ đút túi 3 triệu đồng/ngày.
Bán 4 cây mai vàng, người nông dân ở Quảng Ninh đủ tiền xây nhà đẹp
Xu hướng - 3 ngày trướcCăn nhà mới xây khang trang của ông Phương nằm giữa khu vườn rộng nghìn mét vuông, là thành quả sau nhiều năm trồng và bán hoa mai vàng Yên Tử - loài hoa đặc trưng của Quảng Ninh.
Đón Tết Ất Tỵ, khách săn mua bình rượu hình rắn giá tiền triệu
Xu hướng - 4 ngày trướcNhững chai rượu hình rắn được chế tác từ thủy tinh và gốm có giá dao động 1,9 - 3,9 triệu đồng được nhiều người lựa chọn làm quà tặng dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Mãn nhãn ngắn bưởi 'phi thuyền' giá trăm triệu đồng chơi Tết Ất Tỵ
Xu hướng - 4 ngày trướcĐể hút khách, nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã chế tác các hình dáng chậu độc lạ cho những cây bưởi lâu năm rồi chào bán với giá vài trăm triệu đồng.
Sinh vật ngoại lai Trung Quốc tràn sang chợ Việt, hải sản ‘quý tộc’ giá siêu rẻ
Xu hướng - 6 ngày trướcKhác với thị trường Tết Ất Tỵ khi các mặt hàng độc lạ và đắt đỏ được săn đón, năm 2024, người tiêu dùng thoả sức săn mua nhiều loại hải sản “quý tộc” siêu rẻ, sinh vật ngoại lai Trung Quốc vì bán tràn ngập chợ Việt.
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Xu hướng - 6 ngày trướcTết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu trang trí nhà cửa và tìm kiếm quà tặng của người dân ngày càng tăng cao. Điều này làm cho thị trường hoa lụa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với ưu điểm giữ màu lâu, chất lượng hoa ngày càng tinh xảo, hoa lụa hiện đang được nhiều người ưa chuộng.
Nhiều chợ đầu mối vắng hoe, 2 giờ chiều tiểu thương đã đóng cửa
Xu hướng - 1 tuần trướcCục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho hay qua kiểm tra thị trường thấy nhiều chợ đầu mối vắng hoe
Sang năm 2025, tôi thành thật khuyên từ bỏ ngay thói quen này để không rơi vào hoàn cảnh chật vật như 2024
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Nếu là một người đi làm bình thường, còn giữ 5 thói quen này, bạn sẽ khó có thể đạt được ngân sách đã đề ra. Thế nên bằng cách đơn giản là loại bỏ chúng, bất chấp thu nhập cao hay thấp, bạn sẽ tiết kiệm hiệu quả hơn.
Túi mù – trào lưu phổ biến trong giới trẻ và những hệ lụy tiềm ẩn
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Thời gian gần đây, xu hướng “túi mù” đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khích khi mở "túi mù" là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.
Địa lan mạc biên, thanh ngọc, hoàng vũ, trần mộng được ưa chuộng dịp Tết
Xu hướng - 1 tuần trướcGĐXH - Chơi lan mỗi dịp Tết là thú vui của nhiều người hiện nay, bởi dù giá có đắt hơn nhiều loại hoa khác, tuy nhiên hoa chơi được lâu, bền chừng khoảng 2 đến 3 tháng mới hỏng.
Thu nhập sụt giảm, nhiều người thay đổi thói quen tiêu dùng
Xu hướngGĐXH - Thắt chặt chi tiêu, chỉ mua sắm những mặt hàng thực sự cần thiết, không dự trữ nhiều, chỉ tập trung vào 3 ngày Tết là tâm lý tiêu dùng chính của nhiều người hiện nay.