Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghẹt mũi, đau nhức… cảnh giác với u nang sàn mũi

Thứ hai, 16:30 05/06/2023 | Bệnh thường gặp

U nang sàn mũi là loại u lành tính xuất phát từ sàn hốc mũi, nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm u nang sàn mũi to dần, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, đau đớn và tốn kém hơn rất nhiều.

Tưởng bị viêm xoang hóa ra mắc u nang sàn mũi

Bệnh nhân B.T.T, 60 tuổi nhập viện trong tình trạng hay bị đầy mũi một bên, nghẹt mũi . Trước khi tới bệnh viện, bà T. cho biết thỉnh thoảng bà hay bị cảm cúm nên khi bị nghẹt mũi cũng nghĩ bình thường. Tuy nhiên, thời gian gần đây bà thấy nghẹt mũi, tự mua thuốc trị viêm mũi mãi không đỡ. Mũi của bà đau nhức hơn khiến lúc nào bà cũng chỉ muốn cho tay vào ngoáy mũi. Qua thăm khám, các bác sĩ nội soi đã phát hiện bà T. có một khối u ở sàn hốc mũi.

Tương tự, bà N.T.H (57 tuổi, ở Vĩnh Phúc) vào viện trong tình trạng cảm giác hơi đầy một bên mũi, thỉnh thoảng nghẹt mũi. Bà H. cho biết, thời gian đầu bà nghĩ viêm mũi xoang nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc uống, thuốc nhỏ song vẫn không đỡ, biểu hiện đau nhức ngày một tăng nên đã tới bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận bà bị khối u ở sàn hốc.

Nghẹt mũi, đau nhức,… cảnh giác với u nang sàn mũi - Ảnh 1.

Vị trí của u nang sàn mũi là nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm.

U nang sàn mũi có nguy hiểm?

U nang sàn mũi là u lành tính xuất phát từ sàn hốc mũi. Vị trí của u nang sàn mũi là nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm. Nhiều người bệnh cảm giác hơi đầy một bên mũi, thỉnh thoảng nghẹt mũi, đau nhức đi khám thì phát hiện u nang sàn mũi.

Biểu hiện lâm sàng của u nang sàn mũi là sưng nề vùng rãnh mũi – má và vùng cửa mũi trước. Người bệnh thường xuyên nghẹt mũi cùng bên với khối u nang. Tình trạng đau nhức cũng có thể xảy ra đối với trường hợp khối u nang mũi có dấu hiệu bị nhiễm trùng hay áp xe hóa.

Có trường hợp u nang mũi hoàn toàn không có triệu chứng gì chỉ khi đi khám và được phát hiện tình cờ.

Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn, lấn qua xoang sàng vào ổ mắt, đẩy lồi nhãn cầu hoặc qua xoang sàng, bướm phát triển vào nội sọ. Tình trạng này thường gặp trong u xơ vòm thành bên. Và nếu phát triển tự nhiên sẽ gây những tác hại lớn như làm sập hàm ếch, tiêu xương hàm trên. Phát triển vào hố chân bướm hàm gây ảnh hưởng đến hoạt động nhai.

Chẩn đoán u nang sàn mũi

Ngoài việc khám lâm sàng thì thông thường u nang sàn mũi chẩn đoán bằng nội soi tai mũi họng. Các bác sĩ có thể dùng kim chọc hút thăm dò nang qua đường mũi thường có dung dịch sánh nhầy, vàng trong, trường hợp bị nhiễm khuẩn, áp xe thì dịch này có lẫn mủ đục.

Trường hợp cần phân biệt với u nang răng sinh và áp xe chân răng, áp xe nhọt tiền đình mũi… hoặc nghi ngờ ác tính các bác sẽ sẽ chỉ định chụp CT Scanner và làm giải phẫu bệnh.

U nang sàn mũi chữa thế nào?

Là u nang lành tính nên u nang sàn mũi phần lớn được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị chính của phần lớn các trường hợp u lành tính vùng mũi xoang. Nếu u nang đang nhiễm trùng thì cần điều trị nội khoa trước đến khi tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm sẽ tiến hành phẫu thuật bóc khối u.

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, mức độ lan tỏa của khối u và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chỉ định mổ mở hay nội soi.

Sau phẫu thuật bệnh nhân cần thực hiện đúng chỉ định của các bác sĩ, tái khám định kỳ, tái khám ngay sau khi hết thuốc, khi xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng bất thường như chảy máu, nghe mùi hôi ở mũi, nghẹt mũi tăng lên,... hoặc khối phồng tại vị trí cũ lại xuất hiện trở lại.

Tóm lại: U nang sàn mũi là loại u lành tính xuất phát từ sàn hốc mũi, nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm. Cũng giống như các khối u ở vùng mũi xoang, các biểu hiện bệnh dễ nhầm với tình trạng viêm mũi xoang nên khi có biểu hiện bất thường cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.

BS. Nguyễn Đức Linh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!

Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bé gái nay 3 tuổi, được phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi, sau thời gian điều trị, lưỡi của bé lành. Hiện bé đang được hội chẩn dinh dưỡng để sớm có sự hồi phục sức khỏe tốt nhất.

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sụp mi bẩm sinh tuy không gây mù mắt nhưng có thể làm giảm (mất) chức năng thị giác do tầm nhìn bị hạn chế gây nhược thị, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương trước mắt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus gây bệnh đã gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của Thảo.

Đột quỵ mắt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đột quỵ mắt là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Nếu bạn bị mất thị lực hoặc mất thị lực một phần, tức là mất thị lực chỉ ở một mắt và không bị đau, có thể bạn đang bị đột quỵ mắt (tắc động mạch võng mạc).

Số lượng người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng lên tới gần 150 người

Số lượng người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng lên tới gần 150 người

Sống khỏe - 5 ngày trước

GĐXH - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, lực lượng chức năng ghi nhận đã có đến 141 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng.

Ăn mặn lúc trẻ, về già lao đao - vì sao không thay đổi?

Ăn mặn lúc trẻ, về già lao đao - vì sao không thay đổi?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Ăn sáng bằng một tô phở, thêm chút mắm cho đậm đà rồi bữa trưa ăn đĩa cơm rang thêm chút xì dầu, đến tối đổi món rau luộc, thịt luộc chấm bát mắm ngon. Thực đơn kiểu này đang âm thầm tạo 'một gánh nặng' cho cơ thể và tăng nguy cơ bệnh tật do thói quen ăn mặn.

Người phụ nữ 39 tuổi phải tập đi lại từ đầu vì bỏ qua 1 dấu hiệu phổ biến của đột quỵ

Người phụ nữ 39 tuổi phải tập đi lại từ đầu vì bỏ qua 1 dấu hiệu phổ biến của đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Bà mẹ 3 con Alli Bate ở Warrington, Anh bị liệt một bên cơ thể và phải tập đi lại từ đầu sau khi bị đột quỵ ở tuổi 39.

Có nên ngủ chung với người bị đau mắt đỏ?

Có nên ngủ chung với người bị đau mắt đỏ?

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Miễn dịch với virus đau mắt đỏ sau mắc bệnh khoảng 2 tháng nên một người có thể tái mắc bệnh trong cùng một vụ dịch

Căn bệnh rối loạn chuyển hóa axit béo khiến bé sơ sinh ở Vĩnh Phúc tử vong nguy hiểm thế nào?

Căn bệnh rối loạn chuyển hóa axit béo khiến bé sơ sinh ở Vĩnh Phúc tử vong nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Cơ quan chuyên môn đã xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh ở Vĩnh Phúc tử vong là do mắc rối loạn chuyển hóa axit béo, không phải do tiêm vaccine. Đây là căn bệnh hiếm gặp, nhiều người còn chưa biết về biểu hiện và cách phòng tránh.

Top