Người Anh hùng từ chối tỉnh thành gắn mình với thôn bản
GiadinhNet - Hơn 40 năm miệt mài cống hiến, giờ đây khi đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, y sỹ Đặng Văn Lý vẫn luôn tận tâm với cái nghiệp cứu người. Với những đóng góp thầm lặng mà hết sức lớn lao, người y sỹ của thôn bản này đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Y sỹ Đặng Văn Lý thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyễn Đạt
Cái duyên với nghề y
Qua nhiều đoạn đường dài ngoằn nghèo, khúc khuỷu, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nhà của ông Đặng Văn Lý (ở xã miền núi Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Đó là căn nhà nhỏ cấp 4 đơn sơ, nằm cuối con đường của bản, bao quanh bởi điệp trùng đồi núi. Trong sân nhà lúc nào cũng phơi đầy đủ loại thuốc Nam. Thời điểm chúng tôi ghé thăm, ông Lý đang khám cho một bệnh nhân, bên ngoài căn phòng là gần 10 người khác chờ đến lượt mình. Người bệnh nặng, người bệnh nhẹ đều tìm đến ông như một địa chỉ đáng tin cậy. Các bệnh nhân đến từ nhiều nơi khác nhau, từ Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh... đều không quản ngại đường sá xa xôi đến nhờ ông thăm khám.
Phải chờ lúc lâu khi ông xong việc, chúng tôi mới có cơ hội được chuyện trò. Trong bộ quần áo kaki giản dị đã bạc màu, vầng trán cao và đôi mắt sáng, ngay từ vẻ ngoài, Anh hùng Lao động Đặng Văn Lý đã thu hút người đối diện bằng sự chân thành của mình. Ngược dòng thời gian, ông bồi hồi kể lại về những tháng ngày gian khó.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, quê ông vẫn còn hoang vu với rừng già và thú dữ, cả huyện không có lấy một bác sỹ, y sỹ nào. Đến năm 1965, mẹ ông ốm nặng, dù cả họ cúng đuổi con ma rừng đi mà mãi vẫn không khỏi. Trước tình thế đó, ông vượt hơn nửa ngày đường rừng núi ra tận huyện Phú Bình (Thái Nguyên) để mời bác sỹ về chữa trị cho mẹ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của các bác sỹ, mẹ ông đã từ cõi chết trở về trước sự ngạc nhiên của gia đình và bà con trong bản. Nhận thức được ý nghĩa của y học trong việc cứu người, ông Lý bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ và quyết tâm theo học ngành Y để cứu giúp dân bản.
Năm 1966, ông Lý bước những bước đầu tiên trên con đường thực hiện mơ ước của mình. Ông nhận làm y tế thôn bản khi mới chỉ 17 - 18 tuổi. Năm 1968, do địa phương thiếu nhân viên y tế nên ông về làm việc tại Trạm Y tế của xã Hợp Tiến. “Nói là trạm y tế chứ thực ra hồi đấy địa phương lấy đâu ra trạm, tôi cùng các anh em phải ở nhờ nhà dân để làm việc. Hồi đó, không những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng mà thuốc men, trang thiết bị cũng khan hiếm vô cùng”, ông kể lại.
Vào những năm 1968 - 1969, thời kỳ chiến tranh ác liệt, trạm y tế của ông ở ngay gần một ga đường sắt quân đội. Có ngày, địch đánh bom 2 - 3 lần và mỗi lần như thế, cả trạm đều phải tạm gác lại công việc, xuống hầm trú ẩn. Khi những cơn mưa bom vừa dứt, cả trạm y tế lại tất tả tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân trong đống đổ nát.
Hơn 2 năm sau, ông Lý được cử đi học tại Trường Y sỹ tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Năm 1975, hòa bình lập lại, ông cũng kết thúc khóa học. Với thành tích học tập tốt, các thầy cô trong trường tỏ ý muốn giữ ông ở lại để đào tạo lên trình độ cao hơn, nhưng vì tình yêu thôn bản nên ông từ chối và trở về công tác tại địa phương với vai trò Trạm trưởng Trạm Y tế xã miền núi Hợp Tiến.
Sức khỏe bệnh nhân là động lực để cống hiến

Ông Lý sắp xếp lại phòng bệnh. Ảnh: N.Đ
Là Trạm trưởng đầu tiên của xã miền núi, ông đối mặt với vô vàn khó khăn về cơ sở vật chất, thuốc men, đặc biệt là suy nghĩ lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số. Những ngày đầu tiên làm Trạm trưởng, ông phải tự mình tìm đến bệnh nhân để khám chữa bệnh, vì hồi đấy vẫn còn tục lệ “cúng con ma rừng” nên không ai chịu đến trạm y tế khám chữa bệnh lúc ốm đau.
Ông Lý chia sẻ: “Nhà bệnh nhân ở tít trong rừng cách xa trung tâm, có khi đi hết một ngày đường mới tới, tôi phải dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống giữa rừng núi hoang sơ, ăn xong tôi lại đi tiếp hành trình của mình. Đôi khi cũng sợ rừng sâu nước độc, nhưng bệnh nhân đang đau đớn chờ tôi đến khám, nghĩ thế tôi chẳng còn sợ gì nữa và tiếp tục lên đường”. Thù lao chẳng đáng bao nhiêu, có khi là một cân gạo, có lúc một nải chuối mà người dân biếu tặng. Năm nào mất mùa đói kém ông chẳng nhận bất cứ thứ gì, chỉ xin nhận tình cảm của người dân dành cho mình mà tiếp tục.
Mang tiếng là Trạm trưởng, nhưng thực tế ông phải kiêm rất nhiều vai. Không chỉ chữa bệnh, ông còn làm tuyên truyền viên, thợ xây, người vận chuyển. Ông Lý kể lại: “Khi đó chiến tranh mới qua đi, nhà ai cũng nghèo thế nhưng khi tôi vận động, người dân sẵn sàng góp tre nứa, phên, ngày công… để cùng dựng lên trạm y tế xã. Dụng cụ y tế lúc đó cũng vô cùng thiếu thốn, chỉ có bông, băng, panh, kẹp và vài viên thuốc đơn giản. Khó khăn vật chất là vậy, nhưng khó khăn nhất chính là suy nghĩ lạc hậu của người dân. Bị bệnh, người dân vẫn tin mình bị con ma rừng chọc phá nên mời thầy cúng đến nhà làm lễ cúng để đuổi con ma rừng. Y bác sỹ khi đó không được tin tưởng như thầy cúng, thầy mo”.
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Bước ngoặt trong hành trình thay đổi nhận thức của người dân thôn bản tại xã Hợp Tiến về tầm quan trọng của y học xảy ra vào năm 1977. Khi đó người dân cả bản đến cúng “bắt ma” cho anh Triệu Tiến Bằng. Đã nhiều ngày trôi qua, tại nhà anh Bằng, trâu đã ngả, gà đã thịt nhưng “con ma rừng” vẫn không chịu đi. Thấy vậy, bất chấp sự ngăn cản của người thân, ông Lý đã thăm khám cho anh Bằng và kết luận anh bị sốt rét. Sau khi sơ cứu xong, ông Lý đã vận động và cùng người nhà đưa anh Bằng ra bệnh viện huyện chữa trị. Nhờ vậy, anh Bằng được cứu sống. Từ đó, người dân bắt đầu tin vào y học. Bất kể khi nào, người dân đau bụng, nhức đầu hay sinh đẻ đều gọi y sỹ Lý.
Cho đến bây giờ, ông Lý không nhớ nổi có bao nhiêu đêm băng rừng, bao nhiêu lần trèo đèo lội suối đến những bản làng xa xôi heo hút để chữa chạy cho bệnh nhân. Những ngày tháng cơ cực và sự nhiệt huyết, tận tâm của ông đã giúp đồng bào vùng cao dần dần thay đổi hủ tục của mình, họ truyền tai nhau về một người y sỹ mang theo những viên thuốc, những mũi tiêm thần kỳ đã đưa rất nhiều người từ cõi chết trở về. Dần dần tên tuổi của người Trạm trưởng Trạm Y tế - y sỹ Đặng Văn Lý được lan truyền từ người này sang người khác, lan sang cả các vùng giáp ranh của Lạng Sơn, Bắc Giang. Càng ngày có càng nhiều bệnh nhân từ nhiều nơi khác tìm đến ông.
Với những đóng góp của mình đối với địa phương và nền y học nước nhà, y sỹ Đặng Văn Lý được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, đặc biệt có thể kể đến như: Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế... cùng nhiều Bằng khen, Huân Huy chương khác qua các thời kỳ. Rất nhiều lần ông được cất nhắc lên vị trí cao hơn nhưng ông đều từ chối vì mong muốn được tiếp tục được cứu chữa cho người dân bản quê hương. Đến khi về hưu, ông vẫn chỉ là y sỹ/ Trạm trưởng Trạm y tế xã Hợp Tiến.
Hiện 2 người con của ông Đặng Văn Lý đều theo nghề Y. Con trai cả là một thầy thuốc Đông y, cùng bố thăm khám bệnh tại nhà. Con gái út đang công tác tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ. Đặc biệt, cả 4 cháu nội ngoại của ông cũng đang công tác trong ngành Y.
Ông Đào Ngọc Khánh - Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến cho biết, y sỹ Đặng Văn Lý là một tấm gương tiêu biểu của địa phương về quá trình học tập và rèn luyện. Ông Lý có đóng góp hết sức to lớn đến quá trình phát triển xã hội của xã Hợp Tiến nói chung, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng cao Đồng Hỷ và một số vùng lân cận khác của Bắc Giang, Thái Nguyên. Tên tuổi của ông đã vang xa khắp địa phương và nhiều nơi khác.
Nguyễn Đạt - Huyền Chi

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.