Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người chiến sĩ áo trắng trong công cuộc đổi mới

Bác sĩ Lê Hồng Trung là người thầy thuốc đã có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bác sĩ Lê Hồng Trung là người thầy thuốc đã có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Anh đã đem tất cả tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp y đức. Luôn tự rèn luyện bản thân sống và làm việc theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn và thách thức trong công cuộc đổi mới và phát triển bệnh viện, với mục tiêu đổi mới tư duy lấy người bệnh làm trung tâm, rèn luyện kỹ năng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Và anh luôn là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ các bác sĩ trẻ noi theo.

ThS.BS. Lê Hồng Trung sinh ra và lớn lên từ quê hương thuần nông, có truyền thống hiếu học ở xã Vũ Di - huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. Anh sinh năm 1970, trong một gia đình nghèo khó, bố mất khi anh lên 7 tuổi. Một mình mẹ tần tảo nuôi 5 người con, cuộc sống biết bao nhiêu khó khăn, vất vả nhưng với đức tính hiếu học, anh đã thực hiện được mơ ước trở thành bác sĩ. Năm 1994, sau khi tốt nghiệp ĐH Y khoa Hà Nội, theo tiếng gọi của quê hương, người thầy thuốc trẻ trở về công tác tại tỉnh nhà.

Những bước đi đầu tiên của thời kỳ đổi mới

Năm 1997, UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định thành lập BVĐK khu vực Vĩnh Yên cũ với quy mô 200 giường bệnh (BV hạng 3) cùng đội ngũ 165 cán bộ, thầy thuốc. Đến tháng 8/1999, BV được nâng cấp trở thành BV hạng II với 320 giường bệnh, trở thành BVĐK trung tâm của tỉnh. Được thành lập và đi vào hoạt động tại thời điểm mới tách tỉnh, cơ sở vật chất của BV còn nghèo nàn, trang thiết bị thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm lung lay ý chí của người thầy thuốc trẻ.

BS. Trung nhận chứng chỉ tại Tokyo (Nhật Bản).
BS. Trung nhận chứng chỉ tại Tokyo (Nhật Bản).

Khi được phân công về Khoa Cấp cứu (HSCC), BS. Trung luôn khiêm tốn và học hỏi lớp đàn anh, chị đi trước. Anh luôn bám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn bệnh tật của bệnh nhân (BN). Trong những đêm trực của mình, mặc dù rất mệt mỏi nhưng anh vẫn không dám chợp mắt vì anh sợ BN sẽ nặng lên trong lúc anh ngủ. Anh hiểu rằng BN cấp cứu là BN rất nặng, họ đang phải giành giật sự sống từng giây, từng phút. Và anh - như một người chiến sĩ canh giữ cho ngọn đèn dầu leo lắt trước gió để nó không bị vụt tắt bất chợt bởi những cơn gió nhẹ thoáng qua. Có những lúc anh còn làm thay công việc của những người điều dưỡng vì anh cũng thấu hiểu sự vất vả của họ như thế nào.

Không chỉ là người thầy thuốc có tâm với nghề mà anh còn là một đoàn viên hăng hái tham gia các hoạt động đoàn, đem sức trẻ của mình phục vụ cho công tác đoàn của BV. Năm 2000, BS. Trung được bầu làm bí thư đoàn của BV. Với cương vị là bí thư, anh đã đưa đoàn BV trở nên lớn mạnh. Tổ chức cho đoàn BV tham gia các hoạt động đầy ý nghĩa. Vì vậy, đoàn BV đã nhận được rất nhiều bằng khen và giấy khen. Nhìn nhận được những đóng góp không ngừng nghỉ của anh, lãnh đạo BV đã cử anh đi học cao học để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhưng trong thời điểm đó, cuộc sống của anh gặp rất nhiều khó khăn. Vợ anh chuẩn bị sinh cháu thứ hai, bị nhiễm độc thai nghén thường xuyên phải vào viện điều trị, gia đình sống trong khu tập thể BV. Đồng lương ít ỏi không đủ để trang trải cuộc sống, anh lưỡng lự trước quyết định đi học. Hiểu được nỗi lòng của chồng, vợ anh đã động viên anh đi học còn chị ở nhà sẽ tự chăm sóc bản thân và con, cố gắng chắt chiu tiết kiệm tiền để giúp anh hoàn thành khóa học. Có lẽ đứng đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ. Vợ anh như một hậu phương vững chắc để anh có thể phát triển sự nghiệp của mình. Tuy việc học rất vất vả nhưng những ngày được nghỉ anh đều tranh thủ về tham gia công tác điều trị tại khoa phòng vì anh biết tại thời điểm này BV đang thiếu bác sĩ. Tuy không giúp được nhiều cho mọi người nhưng có lẽ đó là lời cảm ơn của anh tới đồng nghiệp đã ngày đêm vất vả để tạo điều kiện cho anh hoàn thành khóa học của mình.

Tháng 1/2005, sau khi tốt nghiệp cao học trở về, BS. Trung được phân công phụ trách khoa và trở thành trưởng khoa vào tháng 6/2006. Với cương vị trưởng khoa, việc đầu tiên anh làm là xin lãnh đạo BV thành lập thêm một đơn vị thận nhân tạo hoạt động song song với Khoa HSCC. Anh đã hướng dẫn và chỉ đạo anh em nhanh chóng làm chủ được các kỹ thuật hiện đại như: thông khí nhân tạo mức độ cao, lọc máu ngoài thận cấp cứu cho các trường hợp suy thận cấp và chu kỳ cho các BN suy thận mạn, siêu lọc máu thay thế thận liên tục cho các BN suy đa phủ tạng, thay huyết tương trên BN Guilain- Barre, nhược cơ, sử dụng thuốc làm tiêu cục máu đông trong nhồi máu cơ tim cấp, nội soi phế quản điều trị BN sặc vào phổi… Hiện tại, những kỹ thuật đó được đưa vào áp dụng phổ biến, 100% BN được chạy thận nhân tạo tại tuyến và cấp cứu thành công nhiều ca nhồi máu cơ tim cấp.

BS. Trung đã hướng dẫn tận tình cho anh em đặt thông thạo ống nội khí quản, đặt katheter tĩnh mạch trung tâm, đặt và theo dõi đo áp lực hộp sọ. Anh xin lãnh đạo BV cử các bác sĩ đi học can thiệp mạch tại nước ngoài. Tháng 6/2008, BS. Trung được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc BV và trực tiếp phụ trách công tác tại Khoa HSCC. Do khối lượng BN tăng cao, yêu cầu về cấp cứu và hồi sức BN chuyên sâu hơn, đến tháng 8/2008, Khoa HSCC được tách ra thành Khoa Cấp cứu, Khoa Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc. BS. Trung trực tiếp phụ trách tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Tuy rất bận rộn công việc chung của BV nhưng anh vẫn giành thời gian để tham gia và đào tạo chuyên môn tại khoa phòng.

BS. Trung đã chỉ đạo anh em tập trung bám sát chặt chẽ tình trạng diễn biến bệnh tật của người bệnh, thành thạo trong công tác chuyên môn, sáng suốt trong quá trình điều trị. Buổi giao ban nào anh cũng nhắc nhở nhân viên của mình phải hết sức cẩn thận, chú ý trong quá trình chăm sóc và theo dõi người bệnh. Khi người bệnh cần, nhân viên y tế phải có mặt ngay, thái độ lúc nào cũng phải niềm nở ân cần, không được nhận tiền cảm ơn của người bệnh dưới mọi hình thức. Với những BS trẻ, anh luôn nhắc nhở, bảo ban như một người anh cả: Mình còn trẻ nên nâng cao chuyên môn trước đã. Anh biết cuộc sống của các em còn nhiều khó khăn nhưng các em hãy cứ cho đi rồi các em sẽ nhận được những thứ còn to lớn hơn”. Có những đêm dù không phải ca trực của mình, 3h sáng mặc cho mưa dầm gió rét anh vẫn từ nhà ra khoa vừa là kiểm tra tình hình BN và cũng để kiểm tra xem ca trực có hoàn thành nhiệm vụ không? Có người không hiểu cho rằng anh có vấn đề nên mới như vậy. Bỏ qua những lời nói đó, đối với anh thì sức khỏe của người bệnh là tất cả. Có một lần đang giao ban tại hội trường BV, thấy anh em báo cáo có BN nam đang ngồi uống nước rồi bị đột quỵ bất tỉnh, BS. Trung đã xin không giao ban nữa. Trở về khoa cùng anh em cấp cứu BN, các thao tác cấp cứu được chuẩn bị nhanh chóng và khẩn chương vừa ép tim vừa chỉ đạo anh em phối hợp bóp bóng như thế nào, dùng những thuốc gì. Hai tiếng đồng hồ đầy nỗ lực đã làm xuất hiện kỳ tích. Nhịp tim của người bệnh trở lại, giai đoạn nguy kịch đã qua, mọi người nhìn nhau nở một nụ cười nhẹ nhõm. Hơn 1 tháng được chăm sóc và điều trị tích cực cùng các kỹ thuật hiện đại tiên tiến, BN Phùng Văn Cường (quê ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) đã khỏe mạnh trở lại bình thường. Khi được ra viện, anh Cường đã vô cùng xúc động, anh đã khóc những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc và lòng biết ơn BS. Trung cùng cán bộ khoa phòng đã đưa anh từ cõi chết trở về, anh như được hồi sinh.

Là Chủ tịch Công đoàn BV, khi biết đồng nghiệp của mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo phải điều trị rất tốn kém, anh đã kêu gọi cán bộ, nhân viên trong viện ủng hộ. Điều đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết lá lành đùm lá rách của cán bộ, nhân viên trong BV. Ngoài ra, anh còn kêu gọi mọi người thành lập quỹ ủng hộ BN chất độc da cam và những BN có hoàn cảnh khó khăn. Sự toàn tâm, toàn lực đó của anh đã được ghi nhận.

Sau khi nhận được niềm vui đó, BS. Trung đã cùng với các BS trẻ trong tỉnh thành lập Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ, anh được bầu làm Chủ nhiệm CLB. CLB mới thành lập đã đi vào hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Các thầy thuốc trẻ tình nguyện thăm khám và phát thuốc cho các BN vùng sâu vùng xa. Mọi cố gắng không ngừng nghỉ của anh trong suốt thời gian qua đã giúp anh nhận được “Cúp vàng” vì sự phát triển cộng đồng.

Tháng 10/2014, BS. Trung được bổ nhiệm làm Giám đốc BV, mở đầu cho công cuộc đổi mới đầy khó khăn và thử thách.

BS. Lê Hồng Trung (ngoài cùng bên phải) trong  chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện.
BS. Lê Hồng Trung (ngoài cùng bên phải) trong chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện.

Anh - Người chiến sĩ áo trắng trong công cuộc đổi mới

Năm 2010-2015, cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển chiều sâu rộng trên mọi lĩnh vực của BV. Vốn đầu tư bị ngưng lại, cơ sở vật chất xuống cấp, cuộc sống của người thầy thuốc gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiêu cực, nhiều niềm tin của người dân với ngành y tế đi xuống. Thực trạng BV đang trên đà đi xuống. Đứng trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh đã nhìn nhận rằng BV cần phải có một lãnh đạo giỏi để đưa BV đi lên, thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện giờ. Cũng như một con thuyền đang lênh đênh giữa biển khơi cần phải có một thuyền trưởng giỏi chèo lái để nó đi đúng hướng, BS. Trung được bổ nhiệm làm Giám đốc BV cũng đúng lúc anh đang bảo vệ luận án tiến sĩ. Được sự tin tưởng giao phó của UBND tỉnh, lãnh đạo Sở cũng như toàn thể cán bộ CNV của BV, anh phải tạm gác lại đề tài nghiên cứu dang dở để trở về làm lãnh đạo BV.

Trong chiến tranh, người chiến sĩ, người thầy thuốc không khuất phục trước quân thù. Nhưng trong thời bình, đứng trước sự cám dỗ của cuộc sống, sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường làm cho hình ảnh người thầy thuốc lung lay vì niềm tin trồi sụt của người dân đối với ngành y tế. Đứng trước tình hình đó, BS. Trung đã quyết định cần phải đổi mới toàn diện để hòa nhịp cùng với sự phát triển của xã hội. Về chuyên môn, anh nhanh chóng đưa ra các đề án BV vệ tinh chuyên ngành ung bướu của BV Bạch Mai, chuyên ngành ngoại khoa của BV Việt Đức. Đây là bước quan trọng trong việc hợp tác, nâng cao chất lượng hoạt động của BV và những đề án đó đã được phê duyệt. Để nâng cao hiệu quả của sự hợp tác và phát triển sâu rộng, anh đã cử hàng chục cán bộ là BS, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn qua các hình thức các kíp, gói kỹ thuật, chuyển giao trực tiếp “cầm tay chỉ việc” trong chuyên ngành điều trị. Tiến tới, BV có thể làm chủ được các kỹ thuật can thiệp mạch, từng bước nâng cao năng lực của Khoa Ung bướu, phẫu thuật các bệnh ung thư, điều trị hóa chất, giảm nhẹ các triệu chứng, tiến tới triển khai điều trị ung thư bằng y học hạt nhân. Song song với các đề án đó, tiếp tục thực hiện Đề án 1816, anh đã cử hàng chục BS có kinh nghiệm tăng cường về các huyện chuyển giao công nghệ cho các BS tuyến huyện.

Trong nội bộ, vị lãnh đạo trẻ đã chỉ đạo 2 Phó Giám đốc giám sát chặt chẽ các khối lâm sàng, đặc biệt là các chuyên khoa nhạy cảm được gọi là “điểm nóng” của BV. Tại nơi đăng ký KCB ban đầu, anh đã có những chỉ đạo thay đổi cụ thể: tiếp đón người bệnh bằng hệ thống gọi số tự động, ứng dụng CNTT vào công việc KCB. Phân công cán bộ mặc những đồng phục nổi bật, đứng tại các vị trí khác nhau để hướng dẫn người bệnh làm thủ tục nhanh nhất... Nhờ đó không còn cảnh BN phải chen lấn để đăng ký KCB như trước, hiện tượng chen ngang khi vào khám của người bệnh cũng không còn. Người bệnh đi khám cảm thấy rất ngạc nhiên trước sự thay đổi đó.

BN Nguyễn Thị Nga ở xã Bồ Lý - huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc đã nói rằng: “Tôi rất hài lòng trước sự thay đổi của BV, trước kia tôi ngại đi khám bệnh lắm. Mặc dù bản thân mắc rất nhiều bệnh, nhưng cứ nghĩ đến cảnh đi viện là tôi thấy sợ vì phải chờ đợi rất lâu mới được khám, rồi thì các kỹ thuật và trình độ chuyên môn của BS còn kém. Nếu ở lại điều trị thì sợ không khỏi, mà đi lên tuyến trên thì không có tiền, nhưng giờ thì khác rồi, sự thay đổi đó khiến tôi cảm thấy rất yên tâm khi điều trị tại tỉnh nhà”. Dù không phải BV đầu tiên thực hiện những thay đổi đó nhưng ThS.BS. Trung tâm niệm. “Ta đi sau nhưng ta lại có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm và thiếu sót của người đi trước để ta hoàn thiện mình hơn”. Điều làm người dân hài lòng hơn nữa đó là sự chăm sóc nhiệt tình chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong viện.

Luôn sống và làm việc theo phương châm “đến - niềm nở đón tiếp, ở - chăm sóc tận tình, về - dặn dò chu đáo”, không nhận tiền của người bệnh dưới mọi hình thức, không vòi vĩnh gây khó dễ cho người bệnh, nói không với tiêu cực. Anh đã chỉ đạo đặt hệ thống máy quay tại các khoa phòng với mục đích quản lý, bảo vệ nhân viên trong trường hợp không mong muốn xảy ra, đồng thời thực hiện các chương trình phẫu thuật trực tuyến từ Khoa Phẫu thuật do các GS,TS từ các BV lớn phụ trách để nhân viên BV học tập và nâng cao chuyên môn.

Là một nhà quản lý, đối với anh, trong xã hội phát triển của chúng ta, BN luôn là “8 khách hàng đặc biệt”. Đôi khi những “thượng đế” này cũng gây không ít khó dễ cho nhân viên y tế, có thể do không hiểu biết hoặc do có cái nhìn nhận không đúng về nhân viên y tế... Cho nên việc thay đổi cách nhìn của người dân vào ngành y tế là vô cùng khó khăn. Nhưng điều đó không làm cho vị lãnh đạo trẻ phân tâm. Đứng trước nhân viên của mình, anh đã nói rằng: “Chúng ta phải là BN thì chúng ta mới hiểu được nỗi khổ của họ. Chúng ta phải dùng những đồng tiền cuối cùng của mình để đi chữa bệnh thì chúng ta mới hiểu được cảm giác của họ là như thế nào”.

Khi cởi bỏ chiếc áo blouse trắng thì thầy thuốc cũng là những người bình thường như bao người khác, cũng phải lo lắng cho cuộc sống, đặc biệt lại trong cuộc sống phát triển như hiện giờ. Hoặc đôi khi những người thầy thuốc gặp những trường hợp dở khóc dở cười khiến cho họ phải chịu nhiều áp lực. Nhưng điều đó không phải là lý do để BS. Trung chấp nhận thầy thuốc đi trái ngược với đạo đức nghề nghiệp. Ngoài tinh thần thép mà họ được tôi luyện khi bước vào ngành y thì những người thầy thuốc cần phải học thêm sự “nhẫn nhịn” vì cái nghề của họ luôn phải chịu thiệt thòi. Có thể khi họ làm nhiều điều tốt cứu chữa khỏi bệnh cho nhiều người thì ít ai biết đến. Còn khi họ làm sai một điều gì đó thì cả thiên hạ đều tỏ tường. Đó chính là cái “nghiệp” gắn liền với mỗi ngành nghề mà người ta gọi là nghiệp chướng. Chính vì thế, bản thân anh và lãnh đạo BV luôn sát cánh bên đồng nghiệp của mình và sẽ cố gắng mang lại cho họ một cuộc sống được cải thiện hơn. Anh như một cơn gió vừa đủ nhẹ để làm ấm lòng người, vừa đủ mạnh để đưa BV phát triển đi lên.

Ngoài vấn đề chuyên môn, thái độ phục vụ, anh còn rất chú tâm đến vấn đề cải tạo cảnh quan BV. Sự thay đổi đó đã thu hút được sự ủng hộ của người dân trong việc KCB. BN ngày càng đông hơn, việc BN xin chuyển lên tuyến trên giảm đi rất nhiều.

Là một vị lãnh đạo luôn ham học hỏi và tìm tòi, anh đã tham gia khóa học quản lý chất lượng BV tại Tokyo và đã nhận được chứng chỉ tại đó.

Trong nước, anh được vinh danh lãnh đạo giỏi Việt Nam năm 2015.

Tuy nhiên, cuộc sống không bao giờ bằng phẳng mà nó luôn cuồn cuộn như sóng ngoài biển khơi, con thuyền của người chiến sĩ, người thầy thuốc trẻ này lại gặp sóng gió. Người thuyền trưởng phải làm thế nào để con thuyền của mình vượt qua giông bão. Công cuộc đổi mới đang đi vào hoàn thiện thì BV phải di dời sang nơi khác để xây dựng BV hoàn thiện và phát triển ngang tầm với các BV lớn. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến tinh thần của cán bộ, nhân viên của BV. Nhưng anh đã kịp thời động viên anh em: “Mọi khó khăn nào cũng qua đi, sau cơn mưa trời lại sáng. Một mình anh không thể làm được gì, nhưng tất cả mọi người cùng anh chèo lái con thuyền y đức thì sóng gió nào con thuyền cũng có thể vượt qua để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn”.

Tất cả những gì làm được BS. Trung chỉ nói gắn gọn bằng một câu nói: “Những gì mà mình làm cho quê hương không phải để kể công, cũng như chúng ta sinh con ra, nuôi con khôn lớn là trách nhiệm, bổn phận và cũng niềm là tự hào...”.

Theo Dương Thị Xuân Hương/BVĐK Vĩnh Phúc

Sức khỏe & Đới sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 7 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top