Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng

Thứ hai, 21:00 07/06/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Có nhiều ý kiến cho rằng người có tiền sử bị bệnh tim mà chạy bộ là không thích hợp. Trên thực tế, bộ môn chạy bộ, Yoga từng là cứu cánh giúp Hoa hậu Việt Nam 1994 vượt qua trầm cảm.

Thông tin Hoa hậu Thu Thuỷ bị đột quỵ trong lúc chạy bộ đã được gia đình lên tiếng là không đúng sự thật. Trả lời trên báo Thanh Niên, Minh Thắng - em trai Hoa hậu Thu Thủy cho biết gần đây chị không ăn uống được và kiệt sức.

Khi được hỏi về thông tin Hoa hậu Việt Nam 1994 bị trụy tim, em trai cô cho hay: "Bố tôi cũng bị tim, tôi không biết chị có bị tim hay do chị giấu, nhưng bình thường chị vẫn khỏe, vẫn tập thể dục đều đặn.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu bị bệnh tim thì Hoa hậu Thu Thuỷ chạy bộ là không thích hợp, là nguyên nhân dẫn đến truỵ tim… Mang câu hỏi này hỏi PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, PGS cho biết:

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng - Ảnh 2.

"Với thông tin bạn chia sẻ thì rất khó để nói rằng trường hợp như Hoa hậu Thu Thuỷ là nên hay không nên chạy bộ. Bởi để xác định cần phải dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, rồi cần phải biết cường độ tập hiện tại của cô ấy ở mức độ nào… Nếu chỉ dựa vào việc cô ấy chạy bộ mà đưa ra kết luận là rất… hồ đồ.

Thực tế, với những bệnh nhân tim mạch mà tôi thăm khám, tôi vẫn khuyên họ luyện tập đều đặn trong khả năng cho phép. Mỗi mức độ bệnh sẽ có chế độ tập riêng. Ví dụ, với những bệnh nhân bị tim nhưng giai đoạn đầu thì mới là nhiều nguy cơ thôi thì vẫn tập bình thường. Hay những bệnh nhân vừa đặt stent thì càng phải khuyến cáo họ tập thể dục để tốt cho sức khoẻ. Bệnh nhân suy tim nặng quá thì mới khuyến cáo không vận động. Vì thế, tôi cho rằng để đưa ra kết luận phải dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người".

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng - Ảnh 3.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam


Trong chương trình phát thanh "The Runner’s Heart" do Runner’s World tổ chức đã chứng minh chạy bộ không hề ảnh hưởng xấu đến tim mạch, thậm chí nhiều nhiều nghiên cứu còn cho kết quả ngược lại.

Câu chuyện đầy cảm hứng của Dave McGillivray - Giám đốc giải chạy Boston Marathon là một ví dụ. Dave vốn là một vận động viên và là tượng đài trong giới chạy bộ với 1.200 giải thi đấu, trong đó có gần 150 giải marathon và vài lần chạy bộ xuyên nước Mỹ.

Năm 60 tuổi, Dave được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành. Ông hạn chế bia rượu, soda, thịt, ngủ nhiều hơn song vẫn tập luyện một cách đều đặn. Ông chạy 7 giải marathon trên 7 châu lục trong vòng 7 ngày. Lịch tập luyện của ông được duy trì 80 đến 90km mỗi tuần với một buổi chạy dài 25 đến 30km vào cuối tuần. Hai năm sau, phim chụp mạch vành của Dave cho thấy mức độ hẹp chỉ còn 40% thay vì 80% trước đó. Câu chuyện của ông được nhắc đến nhiều sau chương trình "The Runner’s Heart", trở thành hy vọng cho các vận động viên về trường hợp hi hữu cải thiện bệnh tim mạch nhờ chạy bộ.

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng - Ảnh 4.

Theo số liệu hội thảo của Hiệp hội tim mạch Mỹ, phần lớn người tập luyện chạy trên 5 giờ mỗi ngày trong hàng chục năm đều có một trái tim khỏe mạnh bình thường.

Một nghiên cứu khác được công bố trên tờ Journal of the American College of Cardiology cũng đưa kết luận chạy bộ giảm các nguy cơ cao về đột quỵ. Thực tế, biến chứng tim mạch thường đến trong quá trình nghỉ ngơi nhiều hơn trong quá trình chạy. Việc chạy thường xuyên và có kế hoạch giúp sức khỏe và hệ tim mạch luôn ở trạng thái tốt. Nhịp tim sẽ quen và ổn định hơn so với những người không tập.

Tuy nhiên, biến cố về tim mạch vẫn có thể xảy ra với những người tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập đột ngột. Khi cường độ tập luyện quá cao, bạn sẽ cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh, tăng huyết áp đột ngột.

Trên thực tế, bộ môn chạy bộ, Yoga từng là cứu cánh giúp Hoa hậu Việt Nam 1994 vượt qua trầm cảm.

Năm 2019 trả lời trên Tạp chí Đẹp về lý do đến với chạy marathon, Hoa hậu Thu Thuỷ tâm sự rằng: "Tôi đã từng trầm cảm suốt một thời gian dài. Tôi không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, tôi có vẻ là người có đủ mọi thứ: nhan sắc, danh tiếng, vật chất, tri thức… thế nhưng tôi không cảm thấy hài lòng và lúc nào cũng sợ hãi. Bằng luyện tập và thông qua luyện tập, tôi đã tìm thấy giá trị của cuộc sống".

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng - Ảnh 5.

Cũng trong bài viết này, Hoa hậu Thu Thuỷ chia sẻ rằng chị vốn là người có sức khoẻ kém và mang nhiều bệnh nền: "Tôi có thể chất kém (hen suyễn, thấp khớp mãn tính, tim mạch, huyết áp thấp, tiền đình) cộng với phối hợp vận động kém và bắt đầu tập chạy khi đã ngoài 40 tuổi. Vì vậy tôi biết mình sẽ phải cố gắng và kiên trì hơn những người khác rất nhiều lần".

Không phải bây giờ việc chạy bộ của Hoa hậu Thu Thuỷ mới có những nhận xét không đúng. Khi luyện tập, chị nhận được nhiều sự hoài nghi và cho rằng thể lực của chị không phù hợp với chạy bộ.

Trong một bài viết trên trang cá nhân có tiêu đề: "Hãy chấp nhận sự sặc sỡ của thế giới – Kafka", chị kể: "Gần hai tháng nay tôi bị đau chân (viêm khớp, bong gân, giãn tĩnh mạch...) đi khập khiễng, chân sưng tướng lên (sưng hết từ chân này sang chân kia) Tôi chịu đau quen rồi và hiểu bệnh tình của mình nên cứ bình tĩnh mà tập luyện và quan sát, kiên nhẫn với bản thân để cho phép cơ chế tự chữa lành của cơ thể được activate. Tôi không uống thuốc, cũng chả đi bác sĩ, tôi vẫn tập yoga hằng ngày và chạy kết hợp đi bộ những khi tôi cảm thấy mình có thể. Tôi tin là chân tôi sẽ khỏi và khoẻ mạnh hơn trước kia, với nguyên lý "cái gì không giết chết được bạn thì sẽ chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn.

Người có tiền sử bệnh tim như Hoa hậu Thu Thủy có nên chạy bộ, bác sĩ lên tiếng - Ảnh 6.

Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian đau chân, cái tôi không thích (thực ra là ghét cay ghét đắng) là thái độ của người ngoài khi thấy chân tôi đau. Chỉ trừ các bạn tôi là runner, còn lại ai thấy tôi đi khập khiễng cũng vội kết luận: chắc tại chạy nhiều quá.

Hay có tôi bị một nhóm các bạn nam nữ kém tôi cỡ hơn chục tuổi, sau khi thấy tôi khập khiễng leo bộ 3 tầng cầu thang, vừa mệt vừa đau thì kết luận là tôi cần béo lên và không nên chơi thể thao cường độ cao nữa. Tôi hỏi sao thế, họ bảo vì trông tôi rất thiếu sức sống. Tôi liền rủ hay bây giờ thi xem ai có sức sống hơn ai, mình cùng leo lên leo xuống cầu thang 30 lần, thế mà chả ai chịu".

Hoa hậu cũng từng bị đau dạ dày đến mức không ăn, không tập được, mất ngủ triền miên. Nhưng bằng phương pháp nhịn ăn 72 tiếng "để trị những cơn đau và làm dịu ly cocktail acid và hormone đau buồn do cơ thể tiết ra", chị đã vượt qua được chứng đau dạ dày và tập được trở lại.

Minh Nhật
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Gừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Sốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 21 giờ trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Top