Người đàn ông 62 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ phát hiện ung thư thanh quản từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Người đàn ông ở Quảng Ninh phát hiện ung thư thanh quản từ dấu hiệu khàn tiếng khoảng 1 tháng, nuốt đau vùng cổ, sút cân...
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cho biết đã phẫu thuật thành công cắt thanh quản bán phần, nạo vét hạch cổ, giúp bệnh nhân ung thư thanh quản tại Quảng Ninh có thêm lựa chọn điều trị hiệu quả, kéo dài tuổi thọ.
Bệnh nhân Lê V. K. (62 tuổi, ở TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) có dấu hiệu khàn tiếng khoảng 1 tháng, nuốt đau vùng cổ, sút cân. Khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, kết quả nội soi tai mũi họng có u sùi dây thanh âm, kết quả chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính có hình ảnh nốt ngấm thuốc dây thanh phải.
Bệnh nhân được làm sinh thiết, kết quả giải phẫu bệnh định ung thư biểu mô vảy của thanh quản giai đoạn T2N0M0. Các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt thanh quản bán phần, nạo vét hạch cổ cho người bệnh.
Ca phẫu thuật do ekip của bác sĩ CKI Doãn Chiến Thắng – Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy thực hiện đã loại bỏ khối u, nạo vét hạch cổ hai bên cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt.
Ung thư thanh quản là bệnh gì?
Ung thư thanh quản là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ thanh quản - cơ quan nằm giữa hạ họng (đáy lưỡi) và thực quản/ khí quản, là một phần của cơ quan hô hấp.
Ung thư thanh quản thường diễn biến âm thầm rất khó nhận biết. Đa số bệnh nhân thường phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư lan rộng ra các mô xung quanh và bạch huyết khiến việc lựa chọn các phương pháp điều trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần, nạo vét hạch hoặc hóa chất, xạ trị. Tiên lượng sống, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người bệnh và hiệu quả của các phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm bệnh.
Ung thư thanh quản có chữa được không?
Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vùng họng miệng có thể phẫu thuật cắt bỏ được triệt để và có thể phục hồi phát âm tốt, người bệnh sống sau 5 năm phát hiện bệnh trên 70%.
Bác sĩ Doãn Chiến Thắng – Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: "Việc lựa chọn phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần hay bán phần phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u và mức độ lan rộng của tế bào ung thư. Phẫu thuật cắt thanh quản bán phần là giải pháp tối ưu được chỉ định trong những trường hợp ung thư giai đoạn sớm, chưa di căn xa nhằm lấy bỏ khối u thanh quản, cắt một phần thanh quản, giúp bảo tồn một phần chức năng nói và ít gây ảnh hưởng đến chức năng nuốt. Do độ khó, tính phức tạp và chuyên sâu nên phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên phải giàu kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cắt thanh quản bán phần như: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương khí quản, thực quản, tái phát ung thư…".
Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thanh quản
Đối với ung thư thanh quản, người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn giọng nói: Giọng khàn, cứng, dai dẳng kéo dài và tăng dần; ho khan, ho khạc đờm nhầy lẫn máu; đau vùng cổ, trước thanh quản, có thể đau lan lên tai; khó chịu ở họng, cảm giác như có dị vật; khó thở thanh quản khi khối u lan rộng che lấp lòng thanh quản; rối loạn về nuốt, có khi khối u lan ra ngoài thanh quản đến hạ họng gây ra nuốt vướng, nghẹn, đau, nuốt tắc… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa ung bướu để thăm khám, điều trị kịp thời.
Ai có nguy cơ bị ung thư thanh quản?
Ung thư thanh quản hay gặp ở tuổi ngoài 40 và phổ biến hơn ở nam giới.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư thanh quản có thể xác định như: thuốc lá, rượu (sự phối hợp giữa rượu và thuốc lá có nguy cơ cao hơn), yếu tố nghề nghiệp (làm việc trong nhà máy hóa chất, mỏ có Nikel, Amiante, chrome...), đã bị tia xạ vùng trước cổ, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, vitamine, viêm thanh quản mạn tính, tình trạng sừng hóa (kératore), bạch sản (leucoplasie), u nhú (papillome) của dây thanh được coi là tình trạng tiền ung thư…
Loại rau mùa đông tốt cho người bệnh tiểu đường, ăn theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đậu Hà Lan là thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, rất giàu protein và chất xơ, đồng thời ít calo, giúp ổn định đường huyết nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
5 lý do tại sao mùa đông cơ thể cần nhiều magiê hơn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcMagiê là một khoáng chất hay bị bỏ qua nhưng lại rất cần thiết cho một loạt các chức năng của cơ thể và đặc biệt quan trọng vào mùa đông.
Người đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.
Phát hiện 5 ‘siêu thực phẩm’ rất tốt cho tim mạch, đầy tiềm năng chống đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCác nhà khoa học tại Barcelona đã xem xét nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau để hiểu rõ hơn về cách sử dụng các loại thực vật cụ thể trong điều trị các vấn đề tim mạch.
Bé 8 tuổi đã mắc bệnh gout, cha mẹ thừa nhận thường xuyên cho trẻ ăn món khoái khẩu này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé 8 tuổi mắc bệnh gout có thói quen ngày ba bữa, thực đơn bữa ăn của cậu bé chỉ có duy nhất một món khoái khẩu là... thịt kho tàu.
Đậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐậu đen hầm đuôi heo có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Ngứa da khi trời lạnh, cần làm gì để nhanh khỏi?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Ngoài một số thói quen làm ngứa da như tắm nước nóng, mặc quần áo không phù hợp thì thời tiết khô, lạnh là nguyên nhân chính khiến da dễ bị kích ứng, gây ngứa vào mùa đông.
Lý do đau khớp trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông, ứng phó thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhiều người bị đau khớp nhiều hơn vào mùa đông, đặc biệt nếu bị viêm khớp hoặc chấn thương trước đó. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để phòng ngừa?
Lý do bệnh tim tăng trong mùa lạnh, phòng ngừa như thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch trong mùa đông. Lạnh làm co mạch máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, có thể gây tăng huyết áp...
Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị ung thư trực tràng có dấu hiệu đi ngoài phân khuôn nhỏ như phân dê, đại tiện phân nhầy máu, kèm theo đau quặn bụng từng cơn khi đi ngoài khoảng 1 tháng nay.
Người đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.