Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông Hà Nội phát hiện ung thư từ nốt ruồi 'phong thủy'

Thứ hai, 09:59 03/04/2023 | Sống khỏe

Thấy vết sẩn màu nâu trên lông mày lớn nhanh nhưng ông K. không đi tẩy vì cho rằng đây là nốt ruồi 'phong thủy'. Gần đây, nốt ruồi chảy dịch, ông đi khám, phát hiện ung thư.

Thạc sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), ngày 2/4 cho biết người đàn ông trung niên chia sẻ ông có nốt ruồi bẩm sinh vùng trán - lông mày trái. Ông coi đó là nốt ruồi 'phong thủy', đem lại tài lộc, may mắn cho ông.

Mấy tháng trước, khi nốt ruồi lớn nhanh bất thường, ông không đi khám, sợ "động vào phong thủy". Đến khi tổn thương làm ông ngứa ngáy khó chịu, gãi gây chảy dịch, loét, ông mới đi kiểm tra.

Người đàn ông Hà Nội phát hiện ung thư từ nốt ruồi 'phong thủy' - Ảnh 1.

Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên khoa, bệnh nhân nhận chẩn đoán ung thư hắc tố da (Melanoma). Bệnh nhân được ê-kíp của bác sĩ Linh phẫu thuật cắt rộng rãi khối ung thư, kết hợp làm các xét nghiệm sinh thiết lạnh tức thì ngay trong mổ để đảm bảo loại bỏ hết các tổ chức ác tính. Bác sĩ cũng sử dụng vạt da tại chỗ để phục hồi che phủ tổn khuyết.

Tẩy nốt ruồi sai cách tăng nguy cơ ung thư

Thạc sĩ Nguyễn Đình Quân, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho hay 80% người đi tẩy nốt ruồi ở Việt Nam là do yếu tố 'phong thủy', tướng số và thẩm mỹ. Chỉ số ít đi tẩy vì bệnh lý, tức là lo lắng bất thường khi nốt ruồi ở vị trí cọ xát nguy cơ cao, mọc ở lòng bàn tay chân, kích thước lớn, màu sắc hình dạng không bình thường...

Người đàn ông Hà Nội phát hiện ung thư từ nốt ruồi 'phong thủy' - Ảnh 2.

"Không phải nốt ruồi nào cũng tự tẩy được", bác sĩ Quân cho biết. Muốn tẩy nốt ruồi phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám, giúp phân biệt tổn thương trên da có nguy cơ ung thư hay là tổn thương ác tính hay không.

"Chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân ung thư tế bào đáy (chiếm 95% tổng số ca ung thư da) ban đầu là nốt sẩn tưởng nốt ruồi, đi tẩy bằng các phương pháp khác nhau như chấm hóa chất, đốt điện, laser, nhưng không hết. Khi đến viện, tổn thương đã xâm lấn sâu, lan rộng, bệnh nhân mất cơ hội điều trị sớm. Đây là hậu quả của việc chẩn đoán không đúng tổn thương", bác sĩ Quân nói những trường hợp này thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Theo phân tích của vị bác sĩ, laser CO2, đốt điện, chấm hóa chất có ưu điểm nhanh gọn, rẻ, nhưng chỉ phù hợp với nốt ruồi nông, nhỏ, ở thượng bì. Nếu điều trị những nốt sâu không đúng chỉ định sẽ để lại sẹo, mất sắc tố, thậm chí nhiễm trùng.

Phương pháp chấm hóa chất còn có thể gây bỏng da, để lại sẹo xấu không có khả năng hồi phục. Trong khi đó, chỉ định laser không đúng với những tổn thương ở trung bì sẽ khiến tổn thương này tái phát, loang lổ. Nếu tác dụng nhiệt để điều trị lại nhiều lần trên 1 nốt ruồi sẽ có nguy cơ gây biến tính tế bào, tăng khả năng ung thư.

Các chuyên gia cũng cho hay, nốt ruồi mọc ở những vị trí nguy hiểm (như bờ mi, viền môi, mũi...) khi tẩy bằng laser, đốt điện dễ để lại sẹo, vì thế bệnh nhân nên được thăm khám bởi bác sĩ da liễu, điều trị bằng phương pháp phù hợp, tránh tái phát. Thông thường, ở các vị trí nguy hiểm, nốt ruồi sâu trung bì, kích thước lớn, không có đặc điểm như nốt ruồi bình thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị phẫu thuật. Trường hợp cần thiết sẽ đem mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết đánh giá.

Các biện pháp tẩy nốt ruồi đều có thể để lại sẹo, trừ trường hợp nốt ruồi ảnh hưởng thẩm mỹ, giao tiếp, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, còn lại, bác sĩ khuyên tốt nhất nên tẩy sau 18 tuổi. Lúc này, cơ thể hoàn thiện về thể chất, da không bị giãn nữa, sinh tổng hợp collagen trong quá trình hình thành sẹo đạt mức ổn định nhất, khó để lại sẹo xấu hơn so với việc tẩy trước 18 tuổi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 47 phút trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 21 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 23 giờ trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Top