Người đàn ông suy gan, suýt chết sau bữa ăn: Bác sĩ thốt lên 'do ăn 1 thứ chứa độc tố cực mạnh'
Một người đàn ông 51 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đến từ 1 nguyên liệu cực độc trong món canh.
Ngày 24/3 vừa qua, ông Đàm Văn (51 tuổi) ở Quảng Đông, Trung Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, theo trang Jimu News.
Tại bệnh viện địa phương, ông Đàm được chẩn đoán mắc viêm dạ dày cấp tính thông thường. Tuy nhiên, sau 1 ngày, tình trạng của ông bắt đầu tiến triển nặng.
Kết quả xét nghiệm tại bệnh viện ngày 25/3 cho thấy ông Đàm có chỉ số men gan cao gấp 10 lần chỉ số bình thường, đạt 380U/L, chỉ số bilirubin 65μmmol/L, cao gấp đôi mức bình thường.
Trưa ngày 26/3, ông Đàm được chuyển viện lên tuyến lên Bệnh viện Nhân dân số 12 Quảng Châu để điều trị. 4 giờ sau khi nhập viện, nhịp tim của bệnh nhân tăng lên 120 nhịp/phút, huyết áp giảm xuống 76/34 mmHg. Ngay sau đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nguy kịch.

Tình trạng của bệnh nhân Đàm Văn tiến triển nhanh chóng.
Theo chia sẻ của gia đình, trước khi nhập viện, bệnh nhân đã mời bạn bè đến nhà và ăn món canh nấm dại. Loại nấm này được bệnh nhân Đàm hái trong chuyến đi bộ đường dài lên núi trước đó vài ngày. Gia đình cũng cung cấp hình ảnh về loại nấm mà ông Đàm đã ăn.
Cùng thời điểm bệnh nhân Đàm điều trị, 5 người bạn khác cùng ăn nấm với ông cũng phải nhập viện tại Trung tâm điều trị ngộ độc Bệnh viện số 12 Quảng Châu do đau bụng, tiêu chảy ở nhiều mức độ khác nhau.
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các tổn thương ở nội tạng và hình ảnh chụp nấm, Trung tâm điều trị ngộ độc của bệnh viện đã nhanh chóng xác nhận bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải nấm mũ tử thần (Amanita phalloides).
Tình trạng của bệnh nhân Đàm tiến triển rất nhanh chóng thành suy gan cấp; thời gian đông máu dài gấp 5 lần bình thường; giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Bệnh nhân gặp biến chứng bệnh não gan do sự tấn công dữ dội của chất độc.
Bác sĩ Trần Vân Triều đánh giá: “Trường hợp ngộ độc của ông Đàm thuộc diện nghiêm trọng nhất. Tỷ lệ tử vong cao và rất khó để điều trị”.
Các bác sĩ điều trị nhanh chóng hội chẩn và quyết định áp dụng phương pháp lọc gan nhân tạo để loại bỏ độc tố trong gan và cơ thể.

Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp lọc gan nhân tạo.
Sau 16 ngày điều trị liên tục, tình trạng sức khỏe của ông Đàm ổn định. Ngày 22/4 ông được xuất viện.
Chia sẻ về lần ngộ độc này, ông Đàm vẫn còn hãi hùng: “Tôi đã từng ăn nấm dại tự hái nhiều lần rồi nhưng trước đó vẫn khỏe mạnh. Loại nấm lần này có hình dáng khá giống loại nấm tôi ăn trước đó, tôi không ngờ đó là nấm độc”.
Mức độ nguy hiểm của nấm mũ tử thần
Bác sĩ Trần Vân Siêu, Phó giám đốc Trung tâm điều trị ngộ độc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Nấm mũ tử thần là loại nấm chứa độc tố amatoxin cực mạnh, có thể phá hủy tế bào gan trên diện rộng và gây tổn thương gan nhanh chóng nếu người bệnh ăn phải”.
"Nấm mũ tử thần gây tổn thương gan cấp tính với thời gian ủ bệnh từ 10-14 giờ sau khi ăn. Các triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện ở đường tiêu hóa sau đó có thể tạm thời thuyên giảm và có thời gian 'phục hồi giả', gây chậm trễ điều trị. Đây cũng là lý do tại sao ở bệnh viện địa phương, bệnh nhân được chẩn đoán nhầm thành viêm dạ dày cấp tính. Sau 36 đến 48 giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch và có các triệu chứng như vàng da, xuất huyết, thời gian đông máu kéo dài, suy gan và suy đa cơ quan”, bác sĩ Trần Vân Siêu giải thích.

Nấm mũ tử thần mà bệnh nhân hái và ăn trước khi nhập viện.
Bác sĩ Trần Vân Siêu nhấn mạnh để đảm bảo an toàn, mọi người cần lưu ý “3 KHÔNG”: Không hái, không mua, không ăn các loại nấm dại hoặc nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu sau khi ăn nấm và xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,... mọi người cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.
Mộc Miên (Theo Jimu News)

6 thực phẩm chứa insulin tự nhiên giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và giữ mức insulin ổn định, làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày chỉ cần làm 6 việc đơn giản, chẳng ung thư nào làm bạn lo lắng, lão hóa tự tránh xa
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcĐây là công thức được các chuyên gia kết tinh từ lâu, chỉ cần tuân theo thì đảm bảo bệnh tật không dám “ngó ngàng”.

5 người trong một gia đình đều mắc viêm gan E thừa nhận mắc sai lầm khi chế biến món ăn theo cách này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ đã phát hiện thủ phạm chính gây viêm gan E cấp tính cho cả gia đình bệnh nhân là món gan lợn sống mà gia đình đã ăn cách đó hơn một tháng.

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.