Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mẹ hồi sinh nhờ lá gan con trai trao tặng

Thứ hai, 12:42 13/07/2020 | Y tế

Bà Phương, 61 tuổi, chống chọi với căn bệnh viêm gan C hơn 20 năm, gần đây bị nhiễm trùng, suy kiệt, tiên lượng sống thấp nếu không được ghép gan kịp thời.

Bệnh nhân bị biến chứng nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu, đã hôn mê hai lần. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đưa bà vào danh sách chờ ghép gan từ người chết não, nhưng nguồn tạng từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia rất khan hiếm. Không biết khi nào mới có.

Người mẹ hồi sinh nhờ lá gan con trai trao tặng - Ảnh 1.

Bà Phương và các con lạc quan trước ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước tình huống cấp bách, bác sĩ tư vấn người nhà hiến gan cho bệnh nhân. Như thấy ánh sáng cuối đường hầm, ba người con ruột của bà Phương đều mong muốn được hiến gan cho mẹ. Song chỉ có Nam, người con trai út, 28 tuổi, phù hợp các tiêu chuẩn y học.

"Chúng tôi muốn cứu mẹ bằng mọi giá. Mình chịu đau một chút mà mẹ được sống khỏe mạnh, tôi nguyện bằng lòng", anh Nam chia sẻ.

Hiện nay nguồn gan hiến từ người chết não thiếu hụt, nên ghép gan từ người cho còn sống trở thành phao cứu mạng cuối cùng với người bệnh gan giai đoạn cuối, các bác sĩ đánh giá.

Ngày 15/6, ca phẫu thuật cho và nhận gan của hai mẹ con thành công tốt đẹp. Năm ngày sau anh Nam đã có thể đi lại, vào phòng Hồi sức sau ghép thăm mẹ. Hiện tại, anh đã ra viện, cơ thể hồi phục 80%, bắt đầu đi làm lại. Việc ăn uống, sinh hoạt diễn ra bình thường, chỉ tránh các vận động mạnh.

Còn mẹ anh, phần gan mới thích ứng tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định. Bà ăn ngon miệng, ngủ nhiều, ngon giấc hơn. Màu sắc da sáng hẳn, bớt vàng. Từ phòng chăm sóc, bà Phương rưng rưng nước mắt, nói: "Vì tôi mà Nam phải san sẻ một phần cơ thể, chịu bao đau đớn. Tôi rất tự hào và cảm ơn sự hiếu thảo của các con. Nhờ có các con động viên, tận tụy chăm sóc tôi mới trở về từ cõi chết".

Ông Vách, 50 tuổi, quê Tiền Giang cũng là một trường hợp được cứu sống từ phần gan của người vợ tào khang. Ông bị viêm gan B, suy gan và ung thư gan. Dù đã cắt phần gan hỏng nhưng bệnh không thuyên giảm. Thời gian sống của ông chẳng còn nhiều, các con thì quá nhỏ.

Bà Hường, vợ ông không ngần ngại tặng ông một phần lá gan, với tâm nguyện "anh ấy còn sống, con còn có cha". Sau 8 tiếng phẫu thuật với 50 y bác sĩ làm việc cật lực, ông Vách ghép gan thành công, người vợ an toàn, khỏe mạnh.

Người mẹ hồi sinh nhờ lá gan con trai trao tặng - Ảnh 2.

Ông Vách (trên giường) là ca ghép gan từ người hiến còn sống đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, cho biết đây là hai trong 10 cặp người nhà hiến tạng cho nhau do bệnh viện thực hiện trong hai năm qua. Họ hầu hết đều là người trong gia đình. Có con gái tặng cha già, con rể tặng bố vợ, vợ tặng chồng... Nghĩa cử cao đẹp này đã cứu sống được những ca suy gan, ung thư gan giai đoạn cuối. Hầu hết, sau phẫu thuật, cả người cho và người ghép đều hồi phục tốt, khỏe mạnh, có thể lao động và làm việc bình thường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ may như bà Phương, ông Vách. Bệnh nhân gan giai đoạn cuối thường tiến triển nặng rất nhanh, trong khi thời gian có tạng từ người hiến chết não là bất định. Mỗi năm, Bệnh viện Đại học Y Dược có hàng trăm ca được chỉ định chờ ghép gan. Song, rất nhiều bệnh nhân đã tử vong vì biến chứng trong quá trình chờ đợi, hoặc gia đình không có chi phí điều trị.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa nội Tiêu hóa vẫn không nguôi thương tiếc khi nhắc đến cái chết của người đồng nghiệp ở Tiền Giang. Bệnh nhân là một bác sĩ trẻ, tài năng, nhiễm viêm gan siêu vi B, ngừng thuốc thì bị bùng phát lên tối cấp, tình trạng rất nguy kịch. Đại gia đình đều muốn hiến gan cứu anh, tiếc rằng không ai phù hợp để cho.

Sau khi anh lên mạng cầu cứu, một chiến sĩ công an đồng ý hiến tặng. Các thủ tục hành chính đã hoàn tất, chỉ chờ lên bàn mổ thì mẹ người hiến biết chuyện, quyết liệt ngăn cản. Ca phẫu thuật buộc phải ngừng lại.

"Vị bác sĩ trẻ khát khao sống, và chắc chắn có thể hồi sinh, sống tốt và cứu chữa nhiều người khác. Nhưng không ai hiến cho cậu một phần gan. Cậu ấy mất trên tay chúng tôi. Càm giác bất lực nhìn bệnh nhân, nhìn đồng nghiệp qua đời thực sự rất tệ", bác sĩ Hoàng tâm sự.

Bác sĩ Hoàng cho biết, Bệnh viện Đại học Y Dược đủ khả năng tự lực ghép gan, sẵn sàng mời chuyên gia nước ngoài tới hỗ trợ những ca khó. Nhưng nguồn tạng hiến tặng từ người chết não và người còn sống quá ít nên đành "bó tay chịu trói".

Ghép gan là thủ thuật phức tạp, gồm cắt bỏ lá gan bệnh và thay bằng toàn bộ hoặc một phần lá gan mới từ người hiến chết não hoặc người cho còn sống. Ưu điểm của ghép gan từ người sống là có thể sắp xếp được lịch mổ, phần gan khỏe mạnh, có khả năng thích ứng cao. Từ một lá gan gốc sẽ hình thành hai lá gan khỏe cho hai người.

"Người hiến có thể hoàn toàn an tâm, bởi dù phẫu thuật cắt gan sẽ tổn thương cơ thể, nhưng phần gan còn lại vẫn sẽ tự tái tạo. Khoảng một tuần sau khi hiến, thể tích gan sẽ tăng thêm khoảng 10-20% và sau một năm sẽ đạt khoảng 80% so với ban đầu, chức năng gan hoàn hảo như trước khi hiến", bác sĩ Long nói.

*Tên nhân vật đã thay đổi

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 8 giờ trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 20 giờ trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Y tế - 1 ngày trước

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Y tế - 1 ngày trước

Để bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần trong 1 năm, bố mẹ đưa đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ có bàn chân bẹt hai bên, chân phải (chân trụ) mức độ nặng hơn chân trái.

Top