Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 54 tuổi đột ngột qua đời vì huyết khối não: Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn

Chủ nhật, 09:34 10/11/2024 | Sống khỏe

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày".

Gần đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về câu chuyện của bà Tống (54 tuổi) vừa qua đời vì chứng huyết khối não. Được biết, bà Tống được coi là một "từ điển sống" về lối sống lành mạnh trong khu phố. Bà luôn tuân thủ chế độ ăn ít dầu, ít muối và hầu như không ăn đồ ngọt hay thịt. Tuy nhiên, sự ra đi đột ngột của bà vì chứng huyết khối não đã khiến cả mọi người bàng hoàng.

Người phụ nữ 54 tuổi đột ngột qua đời vì huyết khối não: Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn- Ảnh 1.

Hình minh họa. (Nguồn: Sohu).

Bác sĩ cảnh báo về chế độ ăn kiêng cực đoan

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày".

Theo bác sĩ, bà Tống đã ăn uống quá kiêng khem đến mức loại bỏ gần như hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần. Nhiều người có xu hướng nghĩ rằng chất béo là kẻ thù, nhưng thực tế không phải tất cả chất béo đều có hại: "Cơ thể con người cần một lượng chất béo nhất định để duy trì chức năng hoạt động bình thường".

"Bà Tống ăn quá ít chất béo, khiến mạch máu dần mất đi độ đàn hồi" - bác sĩ nhấn mạnh. Các chất béo tốt như axit béo omega-3 và omega-6 có tác dụng duy trì tính đàn hồi cho mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng quá khắt khe của bà Tống đã khiến cơ thể thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng này, dẫn đến tình trạng mạch máu giòn, dễ bị tổn thương.

nguyen-nhan-gay-tac-nghen-mach-vanh.jpg

"Chế độ ăn ít dầu và ít muối tuy tốt, nhưng nếu quá cực đoan sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Việc thiếu chất béo có thể làm giảm lượng vitamin tan trong dầu như vitamin E - chất quan trọng giúp chống oxy hóa và duy trì sức khỏe của mạch máu.

Cơ thể chúng ta cần một lượng chất béo hợp lý để duy trì chức năng trao đổi chất và bảo vệ mạch máu khỏi nguy cơ xơ cứng. Nếu chế độ ăn quá nhạt nhẽo, mạch máu sẽ giống như cành cây khô, dễ gãy và hình thành cục máu đông, dẫn đến các tai biến nguy hiểm như huyết khối não", bác sĩ nói.

Cũng theo bác sĩ, chế độ ăn cân bằng là yếu tố cốt lõi. Ăn ít dầu, bớt muối là đúng, nhưng đừng loại bỏ hoàn toàn. Chất béo không bão hòa từ cá, các loại hạt và dầu oliu là những nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Những loại chất béo tốt cho cơ thể và liều lượng sử dụng

1. Chất béo không bão hòa đơn (Monounsaturated fats)

Loại chất béo này giúp giảm cholesterol LDL (xấu), tăng cholesterol HDL (tốt), và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn:

- Dầu ô liu: 1-2 muỗng canh mỗi ngày (khoảng 15-30ml).

- Quả bơ: 1/4 - 1/2 quả mỗi ngày.

- Hạt điều, hạnh nhân, óc chó: 1 nắm nhỏ (khoảng 28g) mỗi ngày.

- Dầu hạt cải (canola oil): 1 muỗng canh (15ml) dùng nấu ăn.

2. Chất béo không bão hòa đa (Polyunsaturated fats)

howto_140613_1.jpg

Nhóm này bao gồm omega-3 và omega-6, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch, giảm viêm, hỗ trợ chức năng não.

- Thực phẩm giàu omega-3: Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi) - 2 lần/tuần (mỗi lần 100-150g).

- Hạt lanh, hạt chia: 1-2 muỗng canh (10-20g) mỗi ngày.

- Quả óc chó: 1 nắm nhỏ (28g) mỗi ngày.

- Thực phẩm giàu omega-6: Dầu hướng dương, dầu đậu nành- 1 muỗng canh mỗi ngày (15ml).

- Hạt bí ngô, hạt hướng dương: 1 nắm nhỏ (28g).

Lưu ý:

- Tổng lượng chất béo hàng ngày nên chiếm khoảng 20-35% tổng lượng calo hàng ngày của bạn.

- Dù chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe, hãy dùng vừa phải để tránh thừa calo, vì chất béo có lượng calo cao (9 calo/g).

- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (như bơ thực vật, đồ chiên rán) để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Người bệnh tiểu đường ăn ốc cần biết điều này để ổn định đường huyếtNgười bệnh tiểu đường ăn ốc cần biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Ăn ốc giúp người bệnh tiểu đường không bị tăng đường huyết, nhưng vẫn cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với loại thực phẩm này.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân từ ngày 25 đến 27 tháng 5, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ y tế cho phái đoàn.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

ĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sáng 28/5, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đang đến gần, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Nguy cơ trẻ đồng nhiễm COVID-19 với các bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo điều cha mẹ cần làm ngay

Nguy cơ trẻ đồng nhiễm COVID-19 với các bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo điều cha mẹ cần làm ngay

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, đã ghi nhận tình trạng trẻ mắc COVID-19 cùng với bệnh truyền nhiễm khác. Việc cùng lúc mắc nhiều bệnh gây nguy cơ biến chứng ở trẻ cũng như đặt ra thách thức trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhi.

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Sau một thời gian, khối u ngày càng to lên khiến bụng người phụ nữ như mang thai 3 - 4 tháng.

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Ngộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi tiếp nhận cấp cứu và điều trị kịp thời nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi bị đột quỵ, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời trong điều trị đột quỵ não, đặc biệt với người cao tuổi.

Top