Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người

Thứ sáu, 07:45 08/03/2024 | Bệnh thường gặp

Có một sự thật không phải ai nuôi thú cưng cũng biết, con người có thể tử vong vì các bệnh truyền nhiễm lây từ chó, mèo hoặc vật nuôi. Khi thú cưng dần trở thành “thành viên” của nhiều gia đình Việt thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như dại, uốn ván… ở người nuôi thú cưng ngày càng báo động.

Mới đây, ngành y tế TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ghi nhận trường hợp nhân viên phòng khám thú y bị một con chó cưng giống Poodle cắn vào tay. Con chó được đưa đến khám do có biểu hiện mệt lả, bỏ ăn và chết cùng ngày sau đó, mẫu xét nghiệm dương tính với virus dại. Điều đáng chú ý là chú chó thường xuyên được nuôi nhốt trong nhà, không thả rông và chỉ thỉnh thoảng được đưa đi chăm sóc, cắt tỉa lông.

Đồng Nai cũng là địa bàn ghi nhận tình hình bệnh dại lan rộng khắp tỉnh với 20 ổ dịch chó dại trong năm 2023 và 3 ổ dịch mới từ đầu năm 2024 đến nay. Các trường hợp bị cắn phần lớn là do vật nuôi trong gia đình, sau đó không chú ý tiêm ngừa dẫn đến tử vong.

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người - Ảnh 1.

Thú cưng dù được nuôi nhốt trong nhà vẫn có thể là nguồn lây bệnh dại cho người. Nguồn: Freepik

Theo Bộ Y tế, dại đang là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, ngành y tế các địa phương đã ghi nhận gần 20 ca tử vong do không tiêm ngừa dại. Hiện miền Nam bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus dại hoạt động mạnh. Dự kiến số ca bệnh tiếp tục tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm.

Nếu khi trước, tỷ lệ người mắc bệnh dại từ chó là chủ yếu thì những năm gần đây, nguồn lây bệnh từ mèo đang tăng lên. Năm 2023, thống kê cho thấy trong số 82 ca tử vong vì dại, khoảng 10% do mèo gây ra.

Vừa xin được một chú mèo vằn về nuôi, Bá Đạt (24 tuổi, TP.HCM) rất phấn khích. Mỗi ngày, sau khi đi làm về, Đạt đều tranh thủ chơi với mèo. Chú mèo của Đạt có thói quen đùa giỡn nên quá khích đã cào xước gây ra vết thương dài rướm máu trên cánh tay Đạt. Do mèo chưa được chích ngừa và lo lắng nhiễm trùng nên Đạt đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn. Dựa theo lịch sử chủng ngừa của Đạt, bác sĩ tư vấn Đạt tiêm 2 mũi vắc xin dại và một mũi vắc xin uốn ván.

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người - Ảnh 2.

Chú mèo Pun được nhận nuôi của Đạt. Ảnh: Instagram dustinagain_

"Mình tìm hiểu nuôi chó mèo có nguy cơ cao mắc bệnh dại nên tiêm dự phòng trước 3 mũi khi lỡ có bị cắn, cào chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Mình tính chờ vài ngày làm quen xong mới chích ngừa cho Pun (tên ở nhà của chú mèo) nhưng sự việc xảy ra trước. Đúng là tiêm các mũi dự phòng này cũng không thừa", Đạt chia sẻ.

Tương tự, trong lúc đưa chú rồng đất Nam Mỹ (iguana) ra phơi nắng, Hải Minh (20 tuổi, Bình Thuận) bị cắn vào đầu ngón tay chảy máu. Sau khi sát khuẩn và băng bó vết thương, Minh đến cơ sở tiêm chủng và được tư vấn tiêm ngừa uốn ván.

"Bình thường rồng nhà mình rất hiền nhưng có lẽ dạo gần đây bé bị stress do nhà mình có nhiều trẻ con thường lấy cây chọc phá. Mình lo miệng bé tiếp xúc đất cát sẽ lây vi khuẩn uốn ván nên tiêm ngừa cho yên tâm", Minh cho hay.

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người - Ảnh 3.

Rồng đất iguana màu đỏ, một giống kỳ nhông đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nuôi trong thời gian gần đây. Nguồn: Ilopet

Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết thời gian gần đây, nhận thức về bệnh dại và uốn ván của người dân ngày càng nâng cao. Hệ thống tiêm chủng ghi nhận nhiều trường hợp đến tiêm phòng dại và uốn ván.

Theo bác sĩ Phương, không chỉ riêng chó hay mèo, các thú cưng khác như kỳ nhông, chuột hamster, sóc bay, khỉ… đều có thể là nguồn lây bệnh dại và uốn ván cho người thông qua các vết cào, cắn, liếm lên vùng da hở.

Với bệnh dại, thời gian ủ bệnh rất phức tạp. Sau khi virus dại đi vào cơ thể người, chúng sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ gây ra bệnh dại. Vết thương càng nặng, càng gần hệ thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc đầu mút các chi, bộ phận sinh dục…, thời gian ủ bệnh càng ngắn. Bệnh dại hiện chưa có thuốc đặc trị. Khi đã phát bệnh, tỷ lệ tử vong gần 100%. Vắc xin dại là biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện có.

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người - Ảnh 4.

Một khách hàng đến tiêm vắc xin ngừa bệnh tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Phương hướng dẫn để vệ sinh vết thương, cần rửa ngay với nước sạch và xà phòng trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i ốt. Lưu ý không chà xát, làm dập nát hoặc băng kín vết thương làm virus đi vào cơ thể nhanh hơn. Sau sơ cứu, mọi người cần đến ngay trung tâm tiêm chủng gần nhất để được bác sĩ tư vấn tiêm ngừa.

Người chưa từng tiêm vắc xin dại cần tiêm đủ phác đồ. Các lần bị cắn, cào sau chỉ cần bổ sung 2 mũi để có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc với động vật, cách xa cơ sở y tế nên chủ động dự phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin dại trước khi bị cắn, cào. Phác đồ tiêm dự phòng gồm 3 mũi và chỉ cần bổ sung 2 mũi khi bị cắn và không cần tiêm huyết thanh.

Người trẻ nuôi thú cưng cần chú ý những bệnh truyền nhiễm có thể gây chết người - Ảnh 5.

Khị bị thú cưng/vật nuôi cắn cào, cần rửa ngay vết thương bằng nước sạch và xà phòng sẵn có. Nguồn: Freepik

Ngoài tiêm vắc xin dại, bác sĩ Phương cũng lưu ý vết thương hở, cào xước do thú cưng gây ra cũng là nguồn lây truyền bệnh uốn ván nguy hiểm. Nguyên do là mầm bệnh uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi như đất cát, bụi, cống rãnh, phân súc vật… và có thể tồn tại ở miệng, móng vuốt của thú cưng, từ đó truyền sang người thông qua vết cắn, cào. Mặt khác, vết thương hở, trầy xước cũng là "cửa ngõ" cho vi khuẩn uốn ván bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh.

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do hệ thần kinh bị tổn thương gây co cứng cơ, suy hô hấp. Tiêm phòng uốn ván là cách dự phòng bệnh hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí điều trị. Việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi có vết thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Người lớn nên dự phòng uốn ván bằng cách tiêm 3 liều cơ bản, sau đó tiêm nhắc mỗi 5-10 năm một lần. Trường hợp có vết thương lớn sau khi chủng ngừa đầy đủ trong 5-10 năm, chỉ cần một mũi vắc xin uốn ván, không cần huyết thanh.

Nếu khoảng cách từ liều tiêm cuối cùng đã quá 10 năm, người dân phải tiêm nhắc một mũi dù vết thương nhỏ, sạch. Đối với vết thương lớn, nguy cơ mắc bệnh cao, người dân cần một mũi vắc xin, kết hợp huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

Theo bác sĩ Phương, các vắc xin dại và uốn ván hiện có đều đã được kiểm định an toàn, hiệu quả cao, tiêm ngừa cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó, vắc xin dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

11 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan, người mắc bệnh cần biết

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Người phụ nữ đột quỵ trong đêm từng có tiền sử mắc bệnh này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người nhà bệnh nhân đột quỵ cho biết bà có tiền sử tăng huyết áp. Tại thời điểm nhập viện, huyết áp của người bệnh đo được là 232/125 mmHg.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì đau lưng, người đàn ông được phát hiện mắc u tương bào cột sống, một loại u ác tính tế bào miễn dịch, có nguy cơ tiến triển thành đa u tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Top