Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục: “Tôi mong mọi trẻ em VN đều có sữa uống mỗi ngày”

Thứ tư, 15:25 05/11/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo GS.TS Trần Hồng Quân thì ly sữa học đường là một trong những biện pháp hiệu quả nâng dần chiều cao trung bình của người Việt Nam.

Con số trung bình chiều cao của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 13,1 cm khiến cho người dân Việt cảm thấy buồn, trăn trở. Nhiều chuyên gia lo ngại, thắc mắc tại sao mình không có một chương trình nâng chiều cao tầm quốc gia?

Mới đây, đề án Sữa học đường được đưa ra – mỗi học sinh được uống 1 ly sữa hàng ngày là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy chiều cao, phát triển trí tuệ trẻ. Liên quan đến việc triển khai đề án này, chúng tôi có trao đổi với GS.TS. Trần Hồng Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thưa ông, khoảng 50,60 năm trước xét về chiều cao, thể lực của người Nhật như thế nào so với bây giờ?

GS. Trần Hồng Quân: Ngày xưa, người Nhật nói chung trung bình chiều cao của họ thấp.

Tuy nhiên đó là chuyện của ngày xưa. Nhiều năm nay, họ có cả một chương trình quốc gia để nâng chiều cao người dân lên. Đó là chủ trương rất quan trọng, chính phủ họ chủ động, phấn đấu toàn diện ngoài dinh dưỡng và tập luyện rất hiệu quả.

Nhìn trở lại Việt Nam, ông cảm thấy thế nào khi thấy con số của Bộ Y tế đưa ra về chiều cao trung bình của người dân Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới nam là 13,1cm và nữ là 10,7 cm, trong khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản đã lên đến mức 1,715 m, Hàn Quốc là 1,739 m?

GS. Trần Hồng Quân: Ở Việt Nam những con số đó là đáng buồn vì nhiều chục năm chiều cao trung bình của mình có lên vài centimet. Việc phấn đấu để nâng chiều cao lên vẫn là vấn đề bức xúc, trăn trở.

Nhiều lần thấy học sinh mình lên sân khấu nhận bằng khen, biểu diễn với các nước bạn mà xót xa, sốt ruột quá. Vì trẻ em mình quá thấp bé. Nếu thấy em nào cao lớn tôi vui mừng lắm. Hoặc mỗi lần xem bóng đá giải đấu khu vực thấy các cầu thủ mình nhỏ bé, sức khỏe không dẻo dai bằng người Hàn, Nhật. Đó là điều đáng tiếc!

Rõ ràng, ở thành phố phát triển thì trẻ thường cao hơn vì được bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong đó có sữa uống hàng ngày. Nhưng nếu nhìn trẻ miền núi, những nơi khó khăn, trẻ còi cọc, nhỏ bé, nhiều học sinh cấp 2 mà cứ như tiểu học. Phần lớn con cái có chế độ dinh dưỡng tốt đều có chiều cao tốt hơn bố mẹ, gen di truyền không ảnh hưởng nhiều lắm.

Và theo tôi nghĩ, một trong những giải pháp để nâng cao chiều cao chính là rèn luyện thói quen uống sữa của trẻ, hỗ trợ sữa cho các em lứa tuổi mầm non, tiểu học. Vì vậy, tôi thực sự hoan nghênh đề án Sữa học đường. Chúng ta cần phải khẩn trương triển khai đề án này.

Việc thực hiện đề án này, cần sự chung tay của toàn xã hội. Với cương vị nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông có cảm xúc như thế nào khi trẻ em Việt Nam không được hưởng 1 ly sữa mỗi ngày?

GS. Trần Hồng Quân: Người Việt Nam truyền thống xưa không có thói quen uống sữa, vì chúng ta thiếu sữa quá. Nhưng giờ đời sống tinh thần được nâng dần lên, chúng ta phải nâng mức bình quân sữa trên đầu người dân.

Thời chúng tôi không biết sữa là gì, như một thứ xa xỉ, mà sữa thì có tác dụng, hiệu quả rất lớn nếu sử dụng với lứa tuổi mầm non, tiểu học.

Tăng chiều cao là vấn đề rất lớn của quốc gia, nếu chúng ta thực hiện đến nơi đến chốn thì sẽ hiệu quả.

Vai trò của ly sữa hàng ngày rất lớn và đề án Sữa học đường đã được vạch ra, vậy chúng ta cần làm gì và bắt đầu từ đâu thưa nguyên Bộ trưởng?

GS. Trần Hồng Quân: Phải triển khai ngay một chương trình quốc gia để đặt kế hoạch các giải pháp toàn diện để nâng cao chiều cao cho người việt, đặc biệt là trẻ con. Chúng ta có thể kêu gọi các công ty sữa góp sữa cho học đường hoặc đưa ra chính sách khuyến khích địa phương triển khai đề án này.

Những người đứng đầu ngành giáo dục, y tế và doanh nghiệp cần ngồi lại hợp tác để đưa ra kế hoạch cụ thể, có hệ thống để triển khai một cách khẩn trương, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, điều tôi lo ngại là rất nhiều vấn đề chúng ta biết, kêu gọi, thậm chí là đặt mục tiêu nhưng kế hoạch thực hiện không đến nơi đến chốn. Đặt ra mục tiêu nhưng không làm được.

Những vị có trách nhiệm bên Bộ GD&ĐT cần hành động ra sao, thưa ông?

GS. Trần Hồng Quân: Triển khai được là quá tốt nhưng triển khai như thế nào thì cần bàn kỹ, lên kế hoạch cụ thể.

Tôi đã nghe chương trình Sữa học đường này đã lâu nhưng còn nhiều câu hỏi về cách thức thực hiện. Vì nguồn đầu tư ở đâu, vận chuyển sữa như thế nào, triển khai đề án trong vòng bao năm? Nếu là tôi, tôi sẽ ưu tiên số sữa đó cho học sinh vùng nông thôn, miền núi khó khăn. Tôi mong mọi trẻ em Việt Nam đều có ly sữa mỗi ngày để uống.

Trân trọng cảm ơn ông vì cuộc chia sẻ!

Sữa học đường cải thiện đáng kể tầm vóc trẻ em

Các nhà khoa học chỉ ra rằng: Khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% chiều cao tối đa vào khoảng 12 tuổi và 14% còn lại vào 18 tuổi. Vì thế, nếu trẻ em lứa tuổi vàng không được uống sữa chất lượng, đúng quy chuẩn, thì tầm vóc người Việt sẽ không được cải thiện.

Từ năm 2013, Viện Dinh dưỡng quốc gia kết hợp với chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Pháp cùng TH đã dày công nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng sữa TH school MILK trên thực thể 3.600 học sinh tại 13 trường mầm non và tiểu học ở Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Kết quả được thử nghiệm được Hội đồng Khoa học của Viện Dinh dưỡng quốc gia xác nhận: TH school MILK góp phần giảm đáng kể tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân và cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin.

Thiên Di (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 6 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 14 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top