Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh phong
GiadinhNet - Biết được những dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh phong, không những giúp bạn phòng tránh mà còn kịp thời đến cơ sở y tế để có phương án chữa trị.
Bệnh phong được ghi nhận đã xuất hiện từ lâu trên khắp thế giới, bệnh xuất hiện do một loại vi trùng gây nhiễm trùng, hủy hoại các dây thần kinh ngoại biên, làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.
Theo quan niệm ngày xưa, 4 bệnh được cho là vô phương cứu chữa, gọi là tứ chứng nan y “phong, lao, cổ, lại” là bệnh phong cùi, bệnh lao, bệnh xơ gan cổ trướng và các loại bệnh ung thư. Trong đó, bệnh phong là loại bệnh bị người đời ghê sợ nhất vì những sự tàn phá, lở loét, biến dạng, cùi cụt trên cơ thể người bệnh.
Trong quá khứ đã có thời gian dài người mắc bệnh phong bị mọi người kỳ thị, xa lánh, xua đuổi. Chính vì thế những người bệnh phong tụ họp lại với nhau thành ra những "làng cùi” tự phát, che chở đùm bọc nhau để sống qua ngày và gần như hoàn toàn biệt lập với cộng đồng và cả người thân thích.
Bệnh phong còn có tên gọi khác là bệnh Hansen. Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người, gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể bệnh nhân dần dần.
Bệnh phong thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn.
Bệnh phong có khá nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó, Bệnh có hai dạng thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ hai dạng này, bệnh còn chia ra nhiều thể khác nhau.
Theo đó, cả hai dạng trên đều gây tổn thương da nhưng phong u được cho là có ảnh hưởng nặng nề hơn do cấu tạo u ngoài da làm cho bệnh nhân có hình dạng méo mó, dị dạng.
Các dạng bệnh phong thường gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên, gây mất cảm giác ngoài da và liệt các cơ từ từ. Từ đó, bệnh nhân sẽ mất dần các bàn tay, bàn chân, bị bệnh.
Bệnh phong thường xuất hiện tại các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt.

Bệnh phong là bà bệnh gây tàn tật, di chứng trầm trọng, lại có thể lây nên ai cũng sợ hãi. Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh phong
Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.
Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lâu ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng...) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Có nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh.
Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Một vài loại vi khuẩn sinh sôi trong thời gian vài phút thì vi khuẩn Hansen chỉ sinh sản một lần trong hai tuần lễ. Do đó bệnh xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm, có khi cả mươi năm. Tới lúc bệnh lộ diện thì cơ thể đã đầy rẫy những vi khuẩn.
Biểu hiện của bệnh phong
Những dấu hiệu bệnh phong rõ và sớm nhất mà người bệnh thường gặp là:
- Trên cơ thể (ở vị trí bất kì) xuất hiện một vùng da khác màu. Vùng da này sẽ giảm hoặc mất cảm giác (bạn hãy thử kiểm tra bằng cách dùng kim châm nhẹ lên vùng da nghi ngờ và một vùng da bình thường để kiểm chứng cảm giác).
- Đặc điểm để nhận biết là một vùng da khác màu, không đau, không ngứa, bằng phẳng hoặc nhô cao, có thể nhạt màu hoặc hơi đỏ hay màu đồng.
- Một số dấu hiệu của bệnh phong khác như những nốt cùng màu da hoặc hơi đỏ, hoặc mảng da dày, bóng mọng, lan tỏa mà không kèm mất cảm giác.
Trên đây là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh phong. Nếu được phát hiện muộn và không có biện pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như:
- Vì da không còn cảm giác nên người bệnh thường hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà họ không biết. Rồi vết thương bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương hủy hoại, ngón tay ngón chân ngắn lại. Do đó, xưa kia, có người cho rằng bị phong thì ngón tay ngón chân rụng dần.
- Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được.
- Bàn chân thủng loét và nhiễm độc.
- Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù lòa.
- Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng, đưa đến vô sinh nam.
- Lông mày, lông mi rụng nhưng tóc toàn vẹn.
Chính những biến chứng này là nguyên nhân đưa tới tàn tật cho bệnh nhân.
Lily (th)

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 15 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.