Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: “Cải tạo sông Tô Lịch cần học hỏi mô hình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”
Giadinhnet – Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, để giải quyết vấn đề ô nhiễm sông Tô Lịch cần phải có đầu tư thích đáng như đầu tư một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt.
Báo Gia đình & Xã hội đã có loạt bài viết ghi nhận về sự thay đổi của đoạn thượng lưu sông Tô Lịch, nơi được đặt thí điểm máy xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.
Theo đó, sau khoảng 1 tuần đặt máy xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano, đã cho kết quả khá tích cực là nước trong dần, váng nổi trên mặt nước dần mất đi và đặc biệt, mùi hôi thối bốc lên từ dòng sông đã giảm.

Có thể do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, những tồn tại trước đó của đoạn thượng lưu sông Tô Lịch này lại vẫn nguyên hiện trạng, sau khoảng một tháng áp dụng công nghệ xử lý.
Tuy nhiên, sau khoảng một tháng xử lý bằng công nghệ Nano, có thể do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, những tồn tại trước đó của đoạn thượng lưu sông này lại trở về hiện trạng ô nhiễm, nước sông trơ đáy, đen đục, váng đặc trên bề mặt nước và bốc mùi hôi thối.
Hiện trạng này cũng khiến không ít người dân sinh sống trong khu vực hoài nghi về tính hiệu quả bền vững của những chiếc máy tý hon được khẳng định có thể xử lý khoảng 150.000 khối nước thải/ngày đêm.
Trước những hoài nghi của người dân, trong buổi chia sẻ với Báo Gia đình & Xã hội, GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNN thẳng thắn: “Để làm được những bất cập về ô nhiễm sông Tô Lịch hiện nay, cần phải có đầu tư thích đáng như đầu tư một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt”.

GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNN chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội.
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNN lý giải: “Trong môi trường có nước, không khí, đất thì môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng, bởi sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay rất đa dạng.
Có 2 hướng triển khai dự án làm sạch sông Tô Lịch. Thứ nhất là đưa nước sông Hồng vào để lọc thải. Dự án thứ hai là đưa những chất hút mùi để xử lý nhưng sau tất cả định hướng thì sông Tô Lịch bây giờ vẫn bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải dân sinh của các dòng ven lề xả thải vào.
Nhà nước biết và dự kiến làm đường xả thải riêng nhưng vấn đề hiện nay trong khâu xử lý là nếu nước thải sinh hoạt như nước ăn uống, giặt giũ, vệ sinh thì dễ xử lý, nhưng trong nước thải này lẫn nước dịch vụ có dầu mỡ như nước rửa xe, rửa máy, nước thải công nghiệp, bệnh viện… (gọi chung là nước thải công nghiệp) thì cần phải xử lý trước khi hoà với nguồn thải sinh hoạt để đổ ra sông Tô Lịch.
Tôi biết, một nhà máy xử lý những chất nước thải công nghiêp, một kỳ xử lý thôi cũng tiêu tốn đến hàng triệu đô la. Thế thì nhà máy xử lý nước thải của chúng ta rất khó để có thể đủ tiềm lực cho việc xử lý như vậy. Cho nên, tôi cho rằng, rất khó để xử lý vấn đề nước thải của sông Tô Lịch nếu không được đầu tư thích đáng”.

Hiện trạng ô nhiễm tại đoạn sông đặt thí điểm máy xử lý ô nhiễm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, trong thời gian giữ công tác tại Trường Đại học Thủy Lợi và giảng dạy tại phân hiệu TP.HCM (năm 1978), bản thân ông đã chứng kiến dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè biến đổi từng ngày. Vì vậy, ông mong muốn là để cải tạo dòng sông Tô Lịch cần học hỏi mô hình xử lý ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM).
“Khi TP.HCM quyết tâm giải quyết kênh này làm tiêu điểm thì phải đi từ những bước nào? Đó là phải gom tách biệt đường thải dân sinh và công nghiệp đưa vào nhà máy xử lý. Về việc gom đường thải này thì sông Tô Lịch cũng phải dự kiến, tính toán gom đường thải là đường thải trên bờ, trong khi hai bên bờ Tô Lịch khá hẹp thì cũng không lo, vì bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè còn hẹp hơn nhiều. Có định hướng, tính toán được như vậy thì dòng sông Tô Lịch mới trở về đúng nghĩa với câu nói mà tôi từng ngưỡng mộ là “Sông Tô nước chảy trong ngần/ Con thuyền buồm trắng bơi gần bơi xa”, GS.TS Vũ Trọng Hồng nhấn mạnh.
Theo ông Hồng, trước đây, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được biết đến là một dòng kênh thơ mộng bậc nhất Sài Gòn với dòng nước trong xanh, tung tăng cá lội.
Nhưng từ những năm 70 của thế kỷ trước trở về sau, do quá trình đô thị hóa đã làm cho dòng kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ dòng kênh gần như đã biến thành dòng kênh chết, nước đen ngòm, hôi thối làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
Song với quyết tâm cải tạo của chính quyền TP.HCM, hiện nay, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trở thành niềm tự hào của nhân dân thành phố mang tên Bác.
Trao đổi với PV, ông Chử Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) cho rằng, mong mỏi của người dân về cải tạo sông Tô Lịch cũng là nỗi niềm chung của chính quyền cơ sở.
“Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ phát triển đô thị, việc kè sông đến nay đã tốt hơn rất nhiều so với những năm trước, song để đảm bảo việc không bị ô nhiễm thì đương nhiên phường Nghĩa Đô mong muốn là Nhà nước cùng các đơn vị liên quan có một giải pháp tích cực về vấn đề thoát nước của thành phố nói chung, cũng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ nói riêng. Tức là đi vào câu chuyện tách rời hệ thống xả thải của thành phố và giải quyết gốc rễ vấn đề mang tính hiệu quả, bền vững. Ví dụ điển hình hiện nay là hệ thống thoát nước của TP.HCM được đầu tư bài bản và hiệu quả đem lại tính bền vững, giải quyết vấn đề ngập nước ở đằng gốc”, ông Chử Mạnh Hùng cho hay.
Bảo Loan

Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai gì tại cơ quan công an?
Pháp luật - 14 phút trướcGĐXH - Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận: "Là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình sẽ rất là lớn, mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm rất nhiều...".

Vào cua tốc độ cao, xe máy đối đầu xe khách khiến một người tử vong ở Tuyên Quang
Đời sống - 41 phút trướcGĐXH - Xe máy di chuyển với tốc độ cao, khi đến khúc cua đã lấn hẳn sang làn đường ngược chiều sau đó tông thẳng vào đầu xe khách từ hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại chỗ.

'Xẻ thịt' bãi biển kinh doanh trái phép
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Tình trạng người dân chiếm dụng bãi biển kinh doanh trái phép gia tăng, trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ đầu, gây ảnh hưởng đến mỹ quan và trải nghiệm du lịch.

Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Thời sự - 3 giờ trướcChính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay bằng phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.

Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt hình phạt 5 năm tù
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Theo luật sư, với tội danh đang bị khởi tố, Hoa hậu Thùy Tiên có thể đối mặt với hình phạt tới 5 năm tù. Tất cả số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu và sung công quỹ.

Mưa lớn lại sắp trút xuống miền Bắc?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo từ ngày 20-22/5, thời tiết Hà Nội và nhiều nơi Bắc Bộ nắng và nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C. Đến cuối tuần có mưa dông mạnh và mở rộng toàn miền.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tin mới nhất tuyển sinh vào trường đại học Y Hà Nội: Lần đầu tuyển khối A
Giáo dục - 4 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội lần đầu xét tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) vào một số ngành, nâng tổng số tổ hợp thành 5.

Tin sáng 20/5: Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông; 'Địa đạo' đã lên sóng truyền hình OTT dù vẫn trụ rạp
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, bản đồ mưa dông xuất hiện ở hầu hết phần phía Tây của cả nước lúc 15h10 chiều 19/5, rủi ro lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực; 'Địa đạo' phiên bản đặc biệt sẽ được chiếu trên một nền tảng số.

Bắt các đối tượng gây án đang bỏ trốn và trộm cắp cáp quang trên cao tốc
Xã hội - 12 giờ trướcCục Cảnh sát Giao thông ngày 19/5 cho biết đơn vị chức năng vừa bắt giữ nghi can trộm cắp dây điện và cáp quang trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sựGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.