Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà đầu tư sẵn tiền chực chờ thị trường bất động sản tạo đáy

Thứ năm, 11:07 27/04/2023 | Xu hướng

Không ít nhà đầu tư có sẵn tiền mặt nhưng đang quan sát thị trường, chờ cơ hội "bắt đáy" bất động sản trong bối cảnh thị trường trầm lắng.

Nhà đầu tư "bắt đáy"

Anh Nguyễn Văn Thái - một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp ở Hà Nội - cho biết, nhiều tháng qua, anh luôn dành thời gian theo dõi diễn biến của thị trường. Dù thấy có nhiều sản phẩm cắt lỗ nhưng anh nhận định đây vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để "xuống tiền".

"Tôi đã đi xem các sản phẩm bất động sản cắt lỗ, nhưng đều không nhìn ra cơ hội đầu tư. Có những lô đất giảm tới 50% nhưng vị trí lại xấu, khó có tiềm năng tăng giá. Một số sản phẩm cắt lỗ 20-30%, nhưng giá vẫn ở mức cao so với giá trị thực", anh Thái nói.

Cũng giống như anh Thái, nhóm đầu tư của chị Nguyễn Thị Hạnh ở Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng tài chính, nhưng chưa tham gia vào thị trường lúc này. Chị Hạnh cho biết, giá cắt lỗ của nhiều sản phẩm bất động sản chưa về sát với giá trị thực sau 2 năm tăng nhanh.

"Một căn liền kề ở Hoàng Mai, năm 2019 có giá 7 tỷ đồng, nhưng đến năm 2022 đã tăng lên tới 14 tỷ đồng. Hiện tại, chủ căn liền kề này đang rao bán cắt lỗ với giá 11 tỷ đồng", chị Hạnh dẫn chứng.

Theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư, ngoài việc giá bất động sản vẫn ở mức cao, người mua cần thận trọng hơn các vấn đề về tài chính ở thời điểm hiện tại. "Nếu có tiền thực, nhà đầu tư sẽ bớt rủi ro. Nhưng nếu phải sử dụng đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ", chị Hạnh nói.

Theo một vị giám đốc doanh nghiệp địa ốc nhìn nhận, tâm lý khách hàng không còn hào hứng như trước do diễn biến và thông tin trên thị trường, họ đang có tâm lý chờ đợi và nghe ngóng nhiều hơn. Một số khách hàng có tâm lý chờ thêm thời gian để bắt đáy bất động sản, tuy nhiên đây là giai đoạn lửa thử vàng của bất động sản.

Còn theo báo cáo thị trường bất động sản quý I năm nay của nhiều đơn vị nghiên cứu cho thấy, thị trường vẫn có diễn biến trầm lắng. Những chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cũng như vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ triệt để, khiến các thành viên của thị trường rơi vào trạng thái chờ đợi.

Đáng chú ý, do khó khăn kéo dài nhiều tháng, không ít chủ đầu tư đã hoãn lịch mở bán sản phẩm mới theo kế hoạch. Doanh nghiệp thì chờ đợi tín hiệu từ thị trường, nhà đầu tư cá nhân chờ đợi cơ hội đầu tư vững chắc...

Giá bất động sản khó giảm

Chia sẻ về giá bán các phân khúc bất động sản trong hội thảo bàn về câu chuyện gỡ vướng, thúc đẩy tăng trưởng mới đây, ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc R&D DKRA Việt Nam - cho biết, hiện nay, giá bán thứ cấp đã sụt giảm ở hầu hết phân khúc như đất nền, biệt thự... Thậm chí, có nhiều dự án ở TPHCM và khu vực phía Nam giảm đến 40-45% ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Song, mức thanh khoản vẫn rất thấp.

Theo ông Thắng, hiện nay người mua đang có tâm lý chờ thị trường tạo đáy và thiếu tự tin khi xuống tiền. Chưa kể, nhiều người cũng mất niềm tin ở thị trường, đặc biệt là tính pháp lý của các dự án. Ngoài ra, nhiều khách hàng còn chần chừ trong quyết định vay mua bất động sản do lãi suất dù giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Chia sẻ thêm về nguyên nhân khiến giá bất động sản ngày càng leo thang, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho biết, vẫn có trường hợp chủ đầu tư dùng "thủ thuật", làm giá. Tuy nhiên, với cơ chế như hiện nay, chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn khi thời gian chờ cấp phép, thủ tục thực hiện dự án mất nhiều thời gian.

"Nhiều dự án với mức đầu tư lên đến vài trăm tỷ đồng nhưng phải chờ đợi 5-8 năm đồng thời phải chịu lãi suất ngân hàng, chưa kể, nhiều chi phí vô hình khác", ông Hiệp nói .

Ngoài ra, theo ông Hiệp, chi phí đầu vào quyết định sản phẩm là giá đất, nhưng hiện nay giá đất đang theo xu hướng sát với thị trường, tức ngày càng cao. Các cơ quan soạn thảo luật cần xem xét vấn đề này vì giá đất Việt Nam đang tiến tới cao nhất khu vực.

Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng cũng tăng lên rất cao, có thời điểm như năm 2020-2021, giá thép tăng tới 40%. Do đó, giá bất động sản buộc phải tăng lên theo. Đây là những yếu tố cần xem xét khi nói về giá bất động sản.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 1 ngày trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 2 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 4 ngày trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 6 ngày trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 1 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Xu hướng - 1 tuần trước

Trung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Xu hướng - 2 tuần trước

Đây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Xu hướng - 2 tuần trước

GĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Top