Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai
SKĐS - Dấu hiệu bất thường khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của bà bầu và thai nhi.
Những dấu hiệu bất thường khi mang thai rất có thể là cảnh báo cho một nguy cơ tiềm ẩn của cả mẹ và thai nhi. Sau đây là những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai theo hướng dẫn của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế:
Ra máu từ cửa mình hoặc đau bụng. Phù mặt, chân, tay. Nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều. Có cơn ngất hoặc co giật. Sốt trên 38,5 độ C. Thấy xanh xao, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở. Ra nước ối mà không có cơn đau đẻ. Cử động của thai yếu hơn và ít đi so với mọi ngày. Sút cân hoặc không tăng cân sau tháng thứ 4. Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ
Nếu đau âm ỉ vùng bụng dưới, thỉnh thoảng có cơn đau nhói kèm theo chậm kinh và ra máu ít một kéo dài, máu màu đen, lơn cợn như bã cafe thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Nếu đau dữ dội, đột ngột, vã mồ hôi hoặc choáng, ngất thì có thể là thai ngoài tử cung doạ vỡ hoặc đã vỡ. Đây là một cấp cứu sản khoa, đe doạ đến tính mạng và cần được phẫu thuật kịp thời.
Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của doạ sảy thai, sảy thai, rau tiền đạo, đẻ non, rau bong non hoặc dọa vỡ tử cung. Nếu bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần (có kèm theo ra máu, ra nước âm đạo hoặc không), thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và cứu chữa kịp thời.
Nếu bạn thấy phù ở mặt, phù chân, tay hoặc phù kèm theo đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, bạn cần đến khám ngay tại cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
Đau đầu và/hoặc nhìn mờ, nhiều khi có buồn nôn, nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc tình trạng bệnh lý tiền sản giật, nặng hơn có thể là sản giật (co giật toàn thân). Đây là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi. Do vậy, nếu thấy có đau đầu và/hoặc nhìn mờ, phụ nữ có thai cần đến cơ sở y tế để được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và thăm khám kịp thời.
Đây có thể là dấu hiệu của sản giật và là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm đối với thai phụ và thai nhi, người nhà cần đưa thai phụ đến co sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Sốt trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể do nhiễm một số loại viruss như cúm, Rubella, Zika...có thể gây dị tật ở bào thai nếu mắc bệnh vào giai đoạn đầu của thai kỳ... Nếu sốt kèm theo ra nước âm đạo trên 6 giờ có thể là do khuẩn ối. Do vậy, khi thấy sốt trên 38,5°C mà không rõ nguyên nhân bạn cần đến thăm khám tại cơ sở y tế.
Thiếu máu khiến cho mẹ cảm thấy khó thở tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng thiếu máu có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ có thai cần phải bổ sung sắt/folic trong suốt quá trình mang thai.
Nếu thấy ra nước âm đạo bất kỳ lúc nào trong thời kỳ thai nghén, có thể bạn đã bị rỉ ối. Nếu gần đến ngày dự kiến sinh mà nước ra nhiều, có thể bạn đã vỡ ối. Khi đó bạn cần đến ngay cơ sở y tế bằng phương tiện nhanh nhất và an toàn nhất (khi di chuyển cần nằm đầu thấp để tránh sa dây rốn).
Thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, cảm giác như "tôm búng" trong buồng tử cung; thai đạp thường xuất hiện từ tháng thứ 6-7. Nhiều khi thai "ngủ quên" không đạp khiến bà mẹ lo lắng.
Thai đạp yếu hoặc cử động của thai ít, kèm theo không thấy bụng to dần lên là có thể thai chậm phát triển trong tử cung hoặc thiểu ối; trường hợp không thấy cử động của thai hoặc không đạp thai phụ cần đến cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt.
Hoặc cảm thấy bụng to lên nhanh, khó thở, không cảm nhận được thai máy hoặc thấy thai máy ở nhiều vị trí, cần đến bệnh viện để xác định có phải thai to hoặc đa ối, đa thai, hoặc có khối u...
Khi đến tháng thứ 4 mà thai phụ không tăng cân thì cần được bác sĩ thăm khám tìm nguyên nhân và tư vấn biện pháp khắc phục.
Khi gặp trường hợp thai quá ngày dự sinh (41 tuần trở lên) bạn sẽ nhận được khuyến cáo của bác sĩ là nên nhập viện cần đến cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm để xác định tình trạng của thai nhi và tư vấn. Các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm thai và thực hiện các cuộc thí nghiệm để xác định tình hình của thai nhi.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 22 giờ trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.