Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận diện những người dễ bị ung thư da hơn người khác

Chủ nhật, 14:00 10/04/2016 | Sống khỏe

Những ngươi mang gen MC1R được coi là có nguy cơ bị ung thư da cao hơn cho dù họ tiếp xúc với ánh mặt trời như thế nào.

Những ngươi mang gen MC1R được coi là có nguy cơ bị ung thư da cao hơn cho dù họ tiếp xúc với ánh mặt trời như thế nào. Dùng thuốc làm trắng da - Coi chừng nhiễm độc, ung thư Dùng kem chống nắng sai cách: tăng nguy cơ ung thư và lão hóa da 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da qua nốt ruồi

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người mang gen quy định tế bào biểu bì tạo hắc tố melanocortin 1 receptor (MC1R), có nguy cơ cao bị ung thư tế bào hắc tố (Melanoma) bất chấp họ tiếp xúc thế nào với ánh nắng mặt trời. Đây là loại nguy hiểm nhất của ung thư da và là nguyên nhân hàng đầu của tử vong do bệnh da.

Gen MC1R có thể được biểu hiện ở các đặc điểm như tóc đỏ, đốm tàn nhang và nước da trắng xanh. Tuy nhiên, cũng có những người mang gen MC1R nhưng không có những đặc điểm trên. Trong số 4 người mang gen MC1R thì có 1 người biểu hiện ở mái tóc đỏ. Tỷ lệ 2 người trong số này có con tóc đỏ là 1/64. Người không có tóc đỏ, nhưng có tàn nhang thì 85% mang gen MC1R. Còn với người tóc không đỏ, cũng không có tàn nhang, tỷ lệ này là 18%.

Những người mang gen MC1R, có nguy cơ cao bị ung thư tế bào hắc tố.
Những người mang gen MC1R, có nguy cơ cao bị ung thư tế bào hắc tố.

Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Y, thành phố Vienna (Áo), đã điều tra 991 bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố và 800 người không bị mắc bệnh, rồi tiến hành kiểm tra gen. Họ phát hiện thấy, người mang gen MC1R có nguy cơ bị bệnh cao hơn, bất chấp việc họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều tới đâu.

Mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời và bệnh ung thư tế bào hắc tố vốn được biết tới từ lâu. Nhưng khả năng mắc bệnh tách biệt khỏi nguyên nhân ánh nắng mặt trời mới chỉ được phát hiện trong các thí nghiệm trên chuột. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, người tóc đỏ - mang gen MC1R – có nguy cơ bị mắc ung thư tế bào hắc tố cao gấp 100 lần.

Theo WHO, tính trên phạm vi toàn thế giới, có 132.000 người bị ung thư tế bào hắc tố mỗi năm. Ở Anh, đây là dạng ung thư phổ biến thứ 5 với khoảng 13.000 ca mắc mới mỗi năm và 1/4 trong số đó dưới 50 tuổi – vốn không phải độ tuổi thường thấy của bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố. Hàng năm, hơn 2.000 người Anh tử vong vì căn bệnh này.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Judith Wendt, cho biết, vẫn cần thêm nhiều công trình nữa để tìm hiểu về cơ chế phân tử sau việc tại sao người mang gen MC1R lại có khả năng bị mắc những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Trên phạm vi toàn thế giới, có 132.000 người bị ung thư tế bào hắc tố mỗi năm.
Trên phạm vi toàn thế giới, có 132.000 người bị ung thư tế bào hắc tố mỗi năm.

Cách xác định xem bạn có bị mắc ung thư tế bào hắc tố (theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) hay không

Một nghiên cứu mới của Harvard cho rằng, các bác sĩ không nên chỉ dựa vào các nốt ruồi trên da để chẩn đoán ung thư tế bào hắc tố. Tuy nhiên, người có nốt ruồi nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư nếu có.

Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu có trên lưng, chân, cánh tay và khuôn mặt, thậm chí bên dưới một móng tay. Và mặc dù ít phổ biến hơn, chúng thường di căn sang các tế bào khác trong cơ thể, khiến bệnh trở nên đáng sợ hơn.

Dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư tế bào hắc tố là sự xuất hiện của một nốt ruồi mới hoặc sự thay đổi của nốt ruồi hiện có.

Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm:

- Nốt trở nên to hơn

- Nốt thay đổi hình dáng

- Nốt thay đổi màu sắc

- Nốt chảy máu hoặc trở nên khô cứng

- Nốt gây ngứa hoặc gây đau


Cách phân biệt một nốt ruồi thông thường và bệnh ung thư tế bào hắc tố là nguyên tắc ABCDE:

Cách phân biệt một nốt ruồi thông thường và bệnh ung thư tế bào hắc tố là nguyên tắc ABCDE:

Asymmetrical (Không đối xứng): Ung thư tế bào hắc tố có hai nửa rất khác nhau và không có hình dạng nhất định.

Border (Đường viền): Ung thư tế bào hắc tố có đường viền quanh gồ ghề, có các khía.

Colours (Màu sắc): Ung thư tế bào hắc tố thường là sự pha trộn của 2 hoặc nhiều hơn 2 màu.

Diameter (Đường kính): Ung thư tế bào hắc tố thường có đường kính lớn hơn 6mm.

Độ mở rộng hoặc gồ lên: Một nốt thay đổi về kích cỡ theo thời gian có khả năng là dấu hiệu ung thư tế bào hắc tố.

Ngoài những nốt, đốm thay đổi trên da, có một số nhân tố nguy cơ khác cần chú ý, bao gồm:

- Mức độ mức xúc với tia UV

- Sở hữu làn da trắng xanh, tàn nhang, tóc đỏ đậm hoặc đỏ nhạt

- Lịch sử gia đình có người mắc ung thư tế bào hắc tố

- Bản thân có tiền sử mắc ung thư tế bào hắc tố hoặc các dạng ung thư da khác

- Có hệ miễn dịch yếu

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 43 tuổi đột ngột nhồi máu cơ tim ngay trên đường đi làm thừa nhận có thói quen này

Người đàn ông 43 tuổi đột ngột nhồi máu cơ tim ngay trên đường đi làm thừa nhận có thói quen này

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, nguy cơ có thể đột ngột ngừng tuần hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời.

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Trong cấp cứu đột quỵ và nhồi máu cơ tim, mỗi giây phút đều quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh.

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim

Sống khỏe - 8 giờ trước

Ăn chay đúng cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một sai lầm nhiều người dễ mắc khi ăn chay lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Từ độ tuổi 50 trở đi, chúng ta cần đặt ra những nguyên tắc sống nhất định để không chỉ an yên mà còn có sức khỏe dẻo dai.

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Budd-Chiari trên nền thai kỳ, kèm theo các biến chứng nặng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, viêm phúc mạc và suy thai cấp.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể

Sống khỏe - 17 giờ trước

Để hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Top