Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân văn trong "chọn lọc" học trò dự khai giảng

Thứ ba, 09:01 25/08/2020 | Xã hội

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều nơi sẽ "chọn" học sinh tham dự lễ khai giảng năm học 2020-2021. Nhiều đứa trẻ sẽ không được dự lễ khai giảng.

Theo kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi, lễ khai giảng sẽ được tổ chức với 100% học sinh đầu cấp tham dự, riêng các khối lớp còn lại cử đại diện (lớp phó, lớp trưởng) dự lễ.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng đang đề xuất phương án khai giảng tương tự như trên. Học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, 6 và 10) tham gia đủ và các khối lớp khác chỉ tập trung đại diện (10 - 20 em) dự lễ.

Nhân văn trong chọn lọc học trò dự khai giảng - Ảnh 2.


Cô trò Trường tiểu học Đông Hòa B, Bình Dương trong lễ khai giảng năm học 2019-2020

Đây là phương án nhằm thực hiện giãn cách trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Nhưng cũng phải nói, tại TPHCM, không chờ đến dịch bệnh, trước đây có những trường chỉ một số đại diện học sinh được dự lễ khai giảng. Có nhiều lý do như sân trường chật, không đủ chỗ để tập trung học sinh hay cũng có thể lãnh đạo nhà trường chọn cho "đẹp đội hình".

"Chọn lọc" học sinh khai giảng như thế nào? Như lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM lo ngại, việc không được dự khai giảng, có thể ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh. Điều này chỉ xảy ra do cách ứng xử của người lớn, chứ chưa hẳn do các em không dự lễ khai giảng.

Mỗi trường có thể có một tiêu chí riêng nhưng trong môi trường giáo dục, mọi ứng xử, quyết định nhỏ nhất cũng cần hướng đến sự nhân văn.

Mọi hoạt động ở trường học thường có xu hướng "tập trung" cho học sinh nổi bật, tiêu biểu, xuất sắc, có chức vụ. Rất nhiều học trò "đặc biệt" có thể về hoàn cảnh, về khả năng học tập, về tính cách... vốn đã rất khó khăn ở trường học, lại ít có cơ hội thể hiện.

Tự hỏi, ngoài học sinh tiêu biểu, xuất sắc, liệu có trường nào "bẻ lái" hướng đến chọn những học trò "đặc biệt" dự lễ khai giảng? Đây là những em cần nhận được nhiều khích lệ, động viên nhất ở trường học.

Điều này, cũng giúp giảm áp lực, tạo thế cân bằng cho những học trò tiêu biểu, nổi bật là... luôn phải gánh vác nhiều trách nhiệm, thành tích từ người lớn.

Ở tuổi học trò, đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh so bì với nhau từng li từng tí. Đơn giản việc "mình được cô chọn dự khai giảng, bạn đâu có được" đã có thể tạo nên khoảng cách và khủng hoảng tâm lý ở các em.

Ngoài việc chọn thế nào, người lớn cũng cần ứng xử giúp học sinh hiểu vấn đề theo hướng nhìn sự việc theo tích cực, tốt đẹp.

Nhà trường cần giúp các em hiểu vì tình hình dịch bệnh, vì điều kiện, giúp học sinh không "lên mặt" với bạn khi được dự lễ, còn học sinh không dự lễ cũng không tủi thân, so bì.

Giáo viên cần tránh làm tổn thương học trò, phụ huynh bằng những nhận định có khi chỉ là nói theo thói quen "Bạn nào giỏi, ngoan mới được dự lễ khai giảng".

Sau lễ, ngày nhập học ở lớp, giáo viên có thể có nhiều cách gửi đến các em những niềm vui, phấn khởi đầu năm học cho tất cả các em.

Nhân văn trong chọn lọc học trò dự khai giảng - Ảnh 3.

TPHCM đề xuất phương án, trừ các lớp đầu cấp, các khối còn lại sẽ chọn học sinh đại diện dự lễ khai giảng

Trong giáo dục, nhân văn đến từ những cách hành xử hướng đến học trò và thiếu nhân văn cũng đến từ những điều rất nhỏ. Người làm giáo dục ngoài cái tài, cái tâm, còn cần sự nhạy cảm, tế nhị.

Phía phụ huynh, con dự lễ khai giảng hay không, xin đừng nói những điều tiêu cực lên con trẻ bằng cái nhìn của người lớn. Nào là do con giỏi hơn, con xuất sắc hơn mới được dự lễ; hay trở thái độ khai giảng có gì hay ho, không dự ở nhà càng khỏe.

Thầy cô, bố mẹ hoàn toàn có thể động viên các em dự lễ theo cách chỉ vì điều kiện nên con thay mặt các bạn dự lễ. Các bạn ở nhà, không dự lễ khai giảng lúc này là một việc cao cả, các em đang góp sức cùng nhà trường, cùng đất nước giãn cách để phòng chống dịch bệnh.

Trong trường học, trong giáo dục, không học trò nào phải "đứng bên ngoài" trong mọi hoạt động giáo dục chứ không chỉ là lễ khai giảng.

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Giáo dục - 1 phút trước

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thời sự - 34 phút trước

GĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Pháp luật - 4 giờ trước

Đặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Thời sự - 7 giờ trước

Chiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Top