Nhật Bản đối mặt với tương lai màu xám của dân số già
Với hơn 1/3 dân số trên 65 tuổi, tỉnh Akita phản ánh sự già hóa dân số nghiêm trọng tại Nhật. Bức tranh tương lai của nước này thiếu đi mảng màu tươi sáng nhất là người trẻ.
Buổi sáng tại thành phố Akita, câu lạc bộ bóng chày Shimohama gồm những người khoảng 70, 80 tuổi gặp nhau để cùng tập luyện. Câu lạc bộ có 33 thành viên trong khi tổng số học sinh tại ngôi trường gần đó chỉ là 27 em.
Theo các chuyên gia, tình trạng tại tỉnh Akita, nơi người cao tuổi chiếm hơn 1/3 dân số, là ví dụ điển hình phản ánh thách thức mà Nhật Bản đang đối mặt.
“Thật đáng sợ. Với dân số giảm nhanh như vậy, việc vẽ ra một viễn cảnh tương lai là điều không thể”, Koji Otomo, 87 tuổi, nói. Ông là giáo viên về hưu và trưởng câu lạc bộ bóng chày.
Akita rộng gấp 5 lần Tokyo nhưng dân số chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với thủ đô. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia, vào năm 2045, tỉnh Akita sẽ có khoảng 600.000 người, giảm 40% so với hiện tại.
Năm 2015, tỉnh từng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn tình trạng dân số giảm như mở rộng trợ cấp y tế cho học sinh, hỗ trợ chăm sóc trong ngày đối với con em của công nhân và giúp người lao động chi trả số tiền vay vốn học đại học. Tuy nhiên, tình hình tại đây vẫn không thay đổi nhiều.
Hàng loạt thành phố đang tự tìm cách vận hành hiệu quả hơn khi số lượng dân cư ngày càng ít.
“Việc cung cấp dịch vụ hành chính ở những vùng ít dân là tương đối tốn kém. Rất khó để duy trì một cộng đồng như vậy”, Tỉnh trưởng tỉnh Akita Norihisa Satake nói với Reuters.
Những con phố không người
Trời tối cũng là lúc đường phố trở nên vắng vẻ, kể cả trục đường chính dẫn đến trạm tàu xe cũng thiếu bóng người. Biển hiệu tại cửa hàng tạp hóa gần đó viết “Cùng mua sắm về đêm nào!” nhưng chính cửa hàng này lại đóng cửa lúc 19h30.
Năm 2017, cứ 1.000 người thì có 15 người chết, Akita trở thành tỉnh có tỷ lệ tử cao nhất Nhật Bản trong khi tỷ lệ sinh đứng sau cùng với khoảng 5 trẻ trên 1.000 dân.
“Ngày càng nhiều tòa nhà cũ bị phá bỏ để xây nhà tang lễ”, Fumika Miura, cán bộ địa phương, cho biết.
Dù thiếu lao động là vấn đề chung trên cả nước, tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại Akita. Jun Numaya, thành viên hội đồng tỉnh và giám đốc trung tâm chăm sóc người cao tuổi Fukinotou, đã phải đóng cửa một trong ba cơ sở vì thiếu người điều dưỡng, dù nhu cầu của người già ngày càng tăng. Đồng thời, ông nhận định vấn đề ở vùng quê sẽ sớm ảnh hưởng trực tiếp tới các thành phố lớn như Tokyo.
“Trẻ em sinh ra và lớn lên ở quê thường tới Tokyo để làm việc và thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, với tỷ lệ sinh thấp, các vùng quê không thể cung cấp lực lượng lao động cho thủ đô. Nếu những nơi này ngừng hoạt động, Tokyo cũng sẽ ngừng vận hành”, ông nói.
Người trẻ là tài sản quý
Từ mùa thu năm nay, phụ nữ tại Kazuno, thành phố 31.000 dân tại phía bắc Akita, sẽ phải di chuyển tới Odate, thành phố lân cận, để sinh con. Lý do các trường đại học chỉ điều bác sĩ khoa sản về bệnh viện tại Odate là bởi Kazuno có tỷ lệ mang thai quá thấp.
“Điều này có thể đẩy cả thành phố xuống dốc”, Daisuke Anbo, dẫn đầu nhóm hoạt động xã hội tìm cách khôi phục dịch vụ sinh đẻ tại Kazuno, nói. Anbo cho rằng sinh đẻ là nền tảng cho mọi cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhiều công ty tại Akita vẫn cho phép người quá 70 tuổi làm việc. Ví dụ, hơn một nửa trong tổng 148 tài xế tại doanh nghiệp Asahi Taxi đều đã hơn 65 tuổi.
“Họ thậm chí còn không nghĩ rằng việc họ đi làm ở độ tuổi cao như vậy là một điều đặc biệt”, Giám đốc tổng vụ Tadashi Sato, 81 tuổi, cho biết.
Thanh niên trở thành một thứ tài sản quý hiếm. Sakura Nakamura, sinh viên từ tỉnh Nagasaki, nhận ra điều đó khi cô đến các doanh nghiệp địa phương để gây quỹ.
“Tôi thường được hỏi rằng liệu tôi có ở lại Akita không. Tôi cảm thấy sự kỳ vọng từ họ. Chính điều đó khiến tôi nhận ra họ mong muốn người trẻ như thế nào”, cô nói.
Ít người, nhiều gấu
Khi số lượng người ít đi và những dấu hiệu của hoạt động con người dần biến mất, động vật hoang dã bắt đầu quay trở lại. Bên ngoài trường tiểu học Aniai tại thành phố Kitaakita là biển báo “Đề phòng có gấu”.
Theo số liệu đạt mức kỷ lục công bố hồi tháng 3, trong năm qua, toàn tỉnh Akita có 20 người bị thương hoặc thiệt mạng do gấu tấn công.
Nông dân Satomi Ito, 66 tuổi, đã trực tiếp đối đầu với loài động vật này khi hàng xóm của ông bị tấn công năm ngoái. Là người duy nhất sở hữu súng săn tại thôn vùng núi, ông đã giải quyết 11 con gấu sập bẫy trong 3 tháng.
“Thật khó để tưởng tượng. Trước kia, cả năm cũng chỉ có một, hai con”, ông Ito nói.
Theo nhà kinh tế học Yutaka Okada thuộc Viện Nghiên cứu Mizuho, do không thể ngăn chặn tình trạng dân số giảm, chính quyền cần đưa ra các quyết sách mới.
“Dân cư ở Akita phải được thu gọn nhất có thể, tập trung tại một, hai địa điểm”, ông nói. “Vì theo dự đoán, dân số cả nước sẽ giảm 30 - 40 triệu người vào năm 2060, nên không phải thành phố nào cũng có thể phục hồi”.
Ông nhận định ngay cả những đô thị lớn như Tokyo cũng không phải ngoại lệ.
Chính quyền Tokyo dự tính dân số thủ đô đạt ngưỡng 14 triệu người vào năm 2025 trước khi bắt đầu sụt giảm. Tokyo năm 2055 khả năng cao sẽ giống Akita hiện tại với số người trên 65 tuổi chiếm 1/3 dân số.
Theo Tri thức trực tuyến
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.