Nhiều bệnh truyền nhiễm tăng mạnh tại miền Bắc
GiadinhNet - Miền Bắc đang trong thời tiết hanh khô, độ ẩm chỉ dưới 50%, chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm khá cao, có ngày lên tới 10oC. Đây là điều kiện thuận lợi để nhóm bệnh truyền nhiễm do virus (cúm, thủy đậu, đau mắt đỏ, ho gà, quai bị, tay chân miệng…) tăng mạnh, đột biến. Đặc biệt, nhiều bệnh dễ phát tán trong môi trường công sở, trường học. Một số bệnh nhân có biến chứng nguy hiểm.

Đau mắt đỏ tăng đột biến
Theo BS Nguyễn Văn Thường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), 3 tháng đầu năm là thời điểm các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, quai bị, ho gà, tay chân miệng... dễ lây lan nên số ca bệnh thường tăng cao. Số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 1 đến nay, tại Hà Nội đã ghi nhận 161 trường hợp mắc thủy đậu tại các quận, huyện, thị xã; chưa có bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong.
Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, nhóm bệnh truyền nhiễm do virus tăng mạnh. Chỉ tính riêng bệnh thủy đậu đã có 12 ca, sốt xuất huyết 48 ca, quai bị 19 ca. Đặc biệt, tại Khoa Truyền nhiễm, ThS Dương Quốc Bảo, Phó Trưởng khoa cho biết, đã có 4 ca bị biến chứng viêm tinh hoàn, chủ yếu là các bệnh nhân trẻ từ 20- 30 tuổi. Hiện các bệnh nhân này đã được nhập viện điều trị nội trú. Tại các bệnh viện khác như Nhi Trung ương, Xanh Pôn, E, Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương… các bác sĩ cho biết, đã ghi nhân nhiều bệnh nhân đến khám vì mắc quai bị, thậm chí hầu như tuần nào, ngày nào cũng có ca vào viện khám. Các bệnh nhi chủ yếu khoảng 3-5 tuổi.
Một loại bệnh truyền nhiễm khác có khả năng lây lan rất cao trong điều kiện thời tiết hiện nay là ho gà. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, chỉ tính riêng trong gần 1 tháng qua, Khoa đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 20 trẻ mắc bệnh ho gà. Nhiều trường hợp trong số này đã có biến chứng nặng, không ít trẻ chỉ dưới 3 tháng tuổi. Bệnh nhân đến rải rác từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình… Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng ghi nhận rải rác các ca bệnh mắc ho gà, phải nhập viện điều trị nội trú. Điều đáng lo ngại là hầu hết trẻ đến viện trong tình trạng muộn, hoặc trước đó được chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác như viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Đến khi uống thuốc mãi không khỏi, bị biến chứng viêm phổi, thậm chí xuất hiện tình trạng suy hô hấp mới được đưa đến bệnh viện. Vì thế không ít trường hợp phải thở máy, điều trị tại phòng cách ly, có những trường hợp phải điều trị kéo dài hàng tháng.
Thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh và phát tán trong không khí. Theo BS Hoàng Minh Anh, Bệnh viện Mắt Trung ương, thông thường, bệnh hay bùng phát cao vào tháng 9, 10. Tuy nhiên, năm 2017, dịch đau mắt đỏ có xu hướng tăng cao đột biến ngay từ những tháng đầu năm. Số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) những ngày gần đây gần tương đương đợt cao điểm dịch bệnh bùng phát những năm trước đó. Cụ thể, mỗi ngày Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận 150 - 200 người đến khám vì đau mắt đỏ.
Chủ động tiêm vaccine đầy đủ để phòng bệnh
Lý giải nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm do virus, bệnh lây qua đường hô hấp tăng mạnh, các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, điều kiện thời tiết hanh khô khiến đường hô hấp (đặc biệt ở trẻ nhỏ) dễ bị tổn thương. Nếu thời tiết ẩm, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết mũi họng của người bệnh do ho, hắt hơi khó khô hơn, nên tình trạng lây bệnh nhiều hơn.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến nhiều bệnh do vi khuẩn như ho gà, thủy đậu, cúm, quai bị… gia tăng là do bệnh nhân không tiêm vaccine đầy đủ. Đơn cử, đối với bệnh ho gà, qua khai thác bệnh án, đa số trẻ bị bệnh đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh này. Đặc biệt, ở một số thời điểm vaccine dịch vụ phòng ho gà khan hiếm, nhiều người dân vẫn có tâm lý chờ đợi, không đưa trẻ đi tiêm vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Thêm một điều đáng lo ngại nữa, theo BS Nguyễn Văn Lâm, đó là bệnh ho gà có thời gian ủ bệnh dài khoảng 1- 2 tuần, khó nhận biết sớm, trong khi đây lại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như hộ gia đình, trường học. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Vì thế, những trẻ chưa tiêm vaccine phòng ho gà hoặc tiêm chưa đủ mũi có nguy cơ lây bệnh rất lớn.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, vaccine tổng hợp 5 trong 1 Quinvaxem (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib) có tác dụng phòng bệnh ho gà. Trên thực tế, trong số các bệnh nhi mắc ho gà biến chứng nặng phải vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương gần một tháng qua, số bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao. Đây là thời điểm mà trẻ chưa đến tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine Quinvaxem để phòng bệnh, trong khi theo khuyến cáo, nếu tiêm đủ 3 mũi có thể bảo vệ được tới trên 90%, còn với trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi thì khả năng bảo vệ miễn dịch chỉ khoảng 60%.
BS Nguyễn Văn Lâm cho rằng, để phòng bệnh hiệu quả cho trẻ, tránh tình trạng trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi đã mắc ho gà, tốt nhất là các bà mẹ khi mang thai nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vaccine phòng bệnh, nhằm tạo hệ miễn dịch sớm cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Còn đối với bệnh thủy đậu, các bậc phụ huynh nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Để được tiêm chủng, người dân cần đến các điểm tiêm chủng dịch vụ vì vaccine phòng thủy đậu chưa có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tương tự, để phòng bệnh cúm, sởi – rubella, quai bị… người dân cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo khuyến cáo với từng mặt bệnh.
Thu Nguyên

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 3 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 3 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 3 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 3 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí
Y tế - 4 ngày trướcTrong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.