Nhiều ca COVID-19 liên quan đến Đà Nẵng không hề có biểu hiện triệu chứng nghi ngờ
GiadinhNet - Trong 174 trường hợp lây nhiễm COVID-19 trong nước từ 25/7 đến nay, nhiều người không hề có biểu hiện triệu chứng bệnh như sốt, ho, khó thở, đau mỏi... Điều này càng cho thấy phải rất cảnh giác, không được phép bỏ sót trong rà soát, cách ly, xét nghiệm.
Đến ngày 3/8, Việt Nam đã ghi nhận 621 ca mắc COVID-19, trong đó có 324 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, 373 trường hợp đã được chữa khỏi, 6 trường hợp tử vong,
Bộ Y tế cho biết sau 99 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm tại cộng đồng, từ ngày 25/7 đến nay đã có 206 trường hợp, trong đó có 174 trường hợp lây nhiễm trong nước tại tại 9 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng (121), Quảng Nam (34), Đắk Lắk (03), TP. Hồ Chí Minh (08), Quảng Ngãi (3), Hà Nội (2), Thái Bình (01), Đồng Nai (01), Hà Nam (01). Các trường hợp mới được phát hiện đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch Đà Nẵng.
Sớm phát hiện mắc COVID-19 nhờ có ý thức khai báo y tế, cách ly, hạn chế lây lan bệnh
Trong 174 ca lây nhiễm trong nước từ ngày 25/7 đến nay, có nhiều ca được phát hiện mắc COVID-19 dù không hề có biểu hiện triệu chứng như sốt, ho, khó thở, đau mỏi... Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, con số này lên đến 40%.
Đơn cử, tại Hội An (Quảng Nam), sau khi đi thăm cha ở Bệnh viện Đà Nẵng (bệnh nhân 428, phát hiện hôm 27/7), hai người con của bệnh nhân (là bệnh nhân 462, 463) được cách ly tập trung (hôm 28/7), lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện mắc bệnh dù không hề có biểu hiện triệu chứng (hôm 30/7). Một người quen khác của bệnh nhân 428 cũng vậy (là bệnh nhân 464). Đến khi xác định dương tính, họ vẫn không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Tương tự, tại TP HCM, hai người phụ nữ (bệnh nhân 567, 568) sau khi đi chăm người nhà ở Bệnh viện Đà Nẵng, trở về TP HCM, dù không có biểu hiện triệu chứng nhưng có ý thức khai báo tại Trạm Y tế và được yêu cầu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện bệnh.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân Đà Nẵng. Ảnh: Lê Bảo - Minh Thuỳ
Nhiều ca bệnh COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan. Do đó, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong tiếp nhận, quản lý và điều trị COVID-19 cho 700 điểm cầu cơ sở y tế toàn quốc sáng 1/8, nhấn mạnh với lực lượng y tế cơ sở phương châm: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, "không được phép bỏ sót".
Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải khẩn trương, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, làm sao phải điều tra, kiểm soát các trường hợp đi về từ Đà Nẵng hoặc đến những nơi Bộ Y tế đã phát thông báo khẩn, triển khai hoạt động phòng chống dịch, yêu cầu khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm.
"Phải làm căng thì càng hiệu quả, càng tốt", Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh tại hội nghị này.
Xét nghiệm nhanh, âm tính rồi vẫn phải tuân thủ cách ly triệt để
Theo thống kê truy vết, trong tháng 7, có khoảng 1,4 triệu người đến - đi về từ Đà Nẵng. Trong số này có khoảng 800.000 người đã qua khu vực 3 bệnh viện - tâm dịch lần này, với khoảng 42.000 người từng đi khám ở đây.
Để nhanh chóng sàng lọc, phát hiện, khoanh vùng, nhiều địa phương như Hà Nội, Huế, Quảng Ninh... đã và đang triển khai test nhanh COVID-19 cho những người có yếu tố liên quan Đà Nẵng.
Theo các chuyên gia, việc làm xét nghiệm nhanh tìm kháng thể trong quần thể dân số nguy cơ có giá trị xác định tỷ lệ người từng nhiễm virus này, giúp đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng, giúp các nhà hoạch định chính sách có biện pháp tổ chức chống dịch phù hợp. Tuy nhiên, xét nghiệm nhanh nếu âm tính vẫn "không vội mừng", phải tuân thủ cách ly đúng quy định.
"Nếu chưa cách ly đủ 14 ngày thì có kết quả âm tính vẫn chưa thể yên tâm hoàn toàn"- BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay.
Phân tích rõ hơn, BS Cấp cho hay, virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, âm thầm nhân lên đến khi đạt tải lượng nhất định thì mới phát tán ra đường hô hấp và gây triệu chứng.
Quá trình âm thầm nhân lên của virus gọi là "thời gian ủ bệnh". Trong thời gian này do virus chưa phát tán ra qua đường hô hấp nên các xét nghiệm vẫn có thể âm tính mặc dù cơ thể có virus.
Và những người này vẫn có thể trở thành dương tính vào những ngày sau. Thời gian ủ bệnh của hầu hết các bệnh nhân là dưới 14 ngày, nhưng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể dài hơn.
Bởi vậy, nếu một người đi qua vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, thì việc tự cách ly và theo dõi trong 14 ngày mới là điều cơ bản mấu chốt.
Võ Thu

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 18 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 21 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 2 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 2 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.