Nhiều người Việt có nguy cơ bị đột quỵ vì chủ quan với bệnh mỡ máu
Rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Đây là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3 hiện nay sau ung thư và tim mạch.
Mỡ máu hay rối loạn (lipid máu) là căn bệnh liên quan tới chuyển hóa của cơ thể. Bệnh mỡ máu không chỉ gặp ở người thừa cân béo phì mà còn gặp ngay cả người gầy. Bệnh mỡ máu được các chuyên gia y tế ví là căn bệnh âm thầm cướp đi sinh mạng con người.

Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh mỡ máu phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, nguyên Giám đốc bệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh, hiện là hiệu trưởng trường Trung cấp Y dược Cổ truyền Tuệ Tĩnh.
Thưa ông, mỡ máu được ví như căn bệnh sát thủ thầm lặng trong xã hội hiện đại, nhưng nhiều người vẫn coi thường việc phòng ngừa căn bệnh này bởi theo suy nghĩ, mỡ máu không trực tiếp dẫn đến tử vong?
- Hiện nay, một số người vẫn coi thường căn bệnh mỡ máu tuy nhiên nó là căn nguyên dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm chết người khác như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ …
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, có tới 30% người Việt trưởng thành mắc căn bệnh này, cũng đồng nghĩa với khoảng từng ấy dân số đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm nêu trên. Chỉ tính riêng đột quỵ, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người mắc bệnh, trong đó có khoảng 50% bệnh nhân tử vong… và số người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.
Những đối tượng nào dễ mắc căn bệnh này thưa ông?
- Những người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan mạn tính hay có thói quen ăn uống không điều độ dẫn tới dư thừa chất béo hoặc những người ít vận động và sử dụng liên tục chất kích thích như rượu bia… rất dễ mắc rối loạn mỡ máu.
Tuy nhiên, đối với những người có thể trạng bình thường, thậm chí là gầy gò thì nguy cơ mắc bệnh vẫn cao. Bệnh nhân mắc rối loạn mỡ máu hầu như không có triệu chứng, biểu hiện nào, chính vì thế, chỉ khi thực hiện các xét nghiệm người bệnh mới có kết luận chính xác về tình trạng mỡ máu trong cơ thể mà thôi.
Khi xét nghiệm mỡ máu, có 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm, đó là: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) có thể hiểu là cholesterol xấu, HDL-cholesterol (HDL-c) có thể hiểu là cholesterol tốt và triglyceride – chất béo trung tính.
Đối với người có kết quả xét nghiệm cho thấy cholesterol xấu và chất béo trung tính cao thì đồng nghĩa với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao.
Bệnh nhân rối loạn mỡ máu phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao, theo thống kê mỗi năm có tới 200.000 người đột quỵ. Vậy mỡ máu và đột quỵ có liên quan gì tới nhau thưa ông?
- Rối loạn chuyển hóa lipid, tăng mỡ máu là một tín hiệu cho biết những chuyển hóa của cơ thể đã và đang bị thay đổi. Những thay đổi đó không chỉ lipid máu mà bao gồm cả đường, chức năng thận… Khi thành phần mỡ máu thay đổi sẽ có thể thay đổi cả các thành phần khác trong chuyển hóa của cơ thể làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ đối với bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
Ở những bệnh nhân tăng mỡ máu, dễ bị nhất là tăng LDL-c, thành mạch tổn thương, các tế bào mỡ lắng đọng trong thành mạch hình thành nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa nhiều sẽ làm cho lòng mạch hẹp lại, khiến quá trình vận chuyển máu tới các cơ quan bị ảnh hưởng. Khi các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn dòng máu đến não có thể gây thiếu mãu não, trong trường hợp các mảng xơ vữa vỡ ra tạo thành các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn dòng máu tới não sẽ gây ra tình trạng đột quỵ. Ngoài ra, các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn dòng máu tới tim thì gây ra nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn ở các chi có thể gây hoại tử các chi…
Những dấu hiệu đột quỵ? Hậu quả nặng nề của căn bệnh này là gì thưa ông?
- Khi có dấu hiệu tai biến trên lâm sàng thì bệnh nhân đã có tổn thương ở não. Những triệu chứng dễ gặp ở người bị tai biến như: hoa mắt, chóng mặt, hoặc một nửa người bị liệt. Tai biến mạch máu não thường để lại di chứng rất nặng nề, có rất nhiều bệnh nhân đã phải sống thực vật suốt đời…
Nhiều người bị cơn tai biến thoáng qua như đang ăn bị rơi đũa hoặc bị mất tri giác trong một vài giây. Thường tai biến thoáng qua thì không để lại di chứng gì, tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan vẫn phải đi khám và thực hiện theo lời khuyên và chỉ định điều trị của thầy thuốc.
Người dân có thể hạn chế đột quỵ bằng cách nào thưa bác sĩ ?
- Đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư và tim mạch, bệnh diễn ra nhanh, chỉ trong vòng 1, 2 phút nên khó cấp cứu và chữa trị, khả năng phục hồi sức khỏe như ban đầu là rất khó.
Để phòng tránh hậu quả đáng tiếc của căn bệnh này, những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…nên khám sức khỏe định kỳ và có hướng điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, những người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm lượng cholesterol xấu, giảm xơ vữa động mạch. Ngoài ra, bệnh nhân nên tạo đời sống tinh thần thoải mái, làm chủ cảm xúc, giảm stress...có chế độ vận động thể lực phù hợp là những yếu tố cần thiết để phòng tránh đột quỵ.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện, chúc ông sức khỏe và thành công!
Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý, những người mắc chứng rối loạn mỡ máu có thể kết hợp dùng thêm thực phẩm chức năng có các thành phần như lá sen (hà diệp), táo mèo (sơ tra), giảo cổ lam…như: viên nang mềm Hạ Cholesterol Tín Phong. Đây là thực phẩm chức năng được bào chế phù hợp lý luận Y học cổ truyền và thừa kế thành tựu khoa học y học hiện đại, là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng, giúp giảm mỡ máu an toàn, hiệu quả.
Thực phẩm chức năng viên nang mềm Hạ Cholesterol Tín Phong được bào chế hoàn toàn từ những thảo dược thiên nhiên là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm tiện dụng này rất an toàn cho người bệnh, giúp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ cũng như giúp phòng ngừa, hạn chế cholesterol xấu xuất hiện ngày càng nhiều ở các mạch máu trong cơ thể.

Cổ phần Dược phẩm Tín Phong
Địa chỉ: Lô B10/D6, KĐT Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0913 091 122
Website: http://hacholesteroltinphong.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hacholesteroltinphong/

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 18 phút trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 43 phút trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 5 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 8 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 10 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.