Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều trẻ vào viện chỉ vì... con muỗi

Chủ nhật, 08:27 02/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm hơn thường kỳ ở rất nhiều địa phương, trong đó, không ít bệnh nhân là trẻ em. Ngoài ra, tại nhiều bệnh viện chuyên khoa Nhi, ghi nhận nhiều trẻ mắc viêm não Nhật Bản, viêm não do virus.

Giám sát phòng chống sốt xuất huyết ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: TL
Giám sát phòng chống sốt xuất huyết ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: TL

Vì con muỗi, 18 người tử vong

Bé trai N.Q.Đ (4 tuổi, Bắc Ninh) nhập viện Nhi Trung ương ngày 5/6. Theo lời người nhà, trước đó 3 ngày, cháu Đạt xuất hiện sốt cao 40 độ C. Gia đình đã cho con dùng thuốc hạ sốt song không hiệu quả. 2 ngày sau, cháu trở nên li bì, co giật nhiều. Bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khi đã rơi vào tình trạng hôn mê, liệt nửa người phải. Chọc dịch não tủy, xét nghiệm, bé Đ được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản. Đặc biệt, bé chưa được tiêm vaccine phòng bệnh này.

Cũng trong tháng 6, bé Đ.K.L (7 tuổi, Nghệ An) phải nhập viện Nhi Trung ương với cùng chẩn đoán viêm não Nhật Bản, diễn biến bệnh được 10 ngày. Khi đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 12/6, bé đã liệt vận động toàn thân.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 30/6, TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay khoa đã điều trị 176 trẻ mắc viêm não, trong đó có 24 bé mắc viêm não Nhật Bản, riêng tháng 6 có 21 bé nhập viện.

Tại phía Nam, nhiều bệnh nhi khu vực Tây Nam bộ nhập viện Nhi đồng Cần Thơ. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện tiếp nhận khoảng 40 ca bệnh viêm não. BSCKII Hà Anh Tuấn, Trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ), cho biết, những ngày qua tiếp nhận nhiều trường hợp viêm não (Nhật Bản B) và màng não (não mô cầu) nhập viện trong tình trạng nặng.

TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết, tỉ lệ tiêm chủng vaccine ngừa viêm não Nhật Bản ở các tỉnh có bệnh nhi mắc bệnh không thấp, tuy nhiên các cháu mắc bệnh chủ yếu là trẻ trên 5 tuổi, ngoài đối tượng của tiêm chủng mở rộng.

Còn theo TS Lâm, ở Việt Nam, loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 - 7), hoạt động mạnh vào lúc chập tối, là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta. Một dịch bệnh khác cũng do muỗi truyền là sốt xuất huyết, viêm não virus và bệnh do virus Zika.

Từ đầu vụ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đến nay, đã ghi nhận khá nhiều trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết diễn biến nặng do nhập viện muộn hoặc được chẩn đoán nhầm trước đó. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay tiếp nhận 27 trẻ nhập viện do sốt xuất huyết, trong đó riêng tháng 6 đã chiếm 13 ca.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), BS Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, cho biết vì sốt xuất huyết đang vào mùa nên bệnh viện đã lập một đội cơ động gồm có bác sĩ, điều dưỡng trực 24/24 giờ để tiếp nhận bệnh nhi kịp thời. Đồng thời, đội cơ động này cũng nhằm hỗ trợ các bệnh viện bạn khi cần thiết.bệnh viện cũng chuẩn bị đầy đủ phương tiện máy móc, thuốc, dịch truyền, máu... để kịp thời điều trị cho bệnh nhi.

Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố hôm 29/6 cho thấy, tính chung 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có 36,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (9 trường hợp tử vong), 275 trường hợp mắc bệnh viêm não virus (9 trường hợp tử vong), 27 trường hợp nhiễm virus Zika, và 37 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Riêng trong tháng 6, đã có 8,8 nghìn người mắc sốt xuất huyết, (với 1 ca tử vong ở TP HCM), 80 người mắc bệnh viêm não virus (4 ca tử vong), 3 trường hợp nhiễm virus Zika.

Vì sao dịch sốt xuất huyết lại bùng phát ở Hà Nội,TPHCM?

Thống kê của Bộ Y tế cho hay dịch SXH đến sớm hơn thường kỳ ở rất nhiều địa phương. Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết số ca mắc bệnh tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.Trung bình số ca nhập viện tăng lên khoảng 20 -30% ca/tuần. Nguyên nhân là do mùa mưa bất thường hơn mọi năm, đến sớm và có những cơn mưa lớn.

Còn tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp. Đáng lưu ý, dù đã có nhiều thông tin cảnh báo trong thời gian gần đây, Sở cũng triển khai nhiều chương trình phối hợp với các cấp chính quyền nhưng tốc độ gia tăng ca mắc sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Thống kê mới nhất ngày 29/6 của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới đã ghi nhận 2.743 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ 2016, 1 trường hợp tử vong. Dịch bệnh này gia tăng mạnh vào đầu tháng 5, sớm hơn rất nhiều so với cùng kỳ, tập trung các quận nội thành như: Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông. Sở Y tế Hà Nội dự kiến, đây vẫn chưa phải đỉnh dịch mà có thể sẽ rơi vào tháng 9 – 11.

Đề cập về số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến, ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, công tác điều tra xử lý ổ dịch nhỏ chưa triệt để và chất lượng chiến dịch diệt bọ gậy còn hạn chế. Nhiều địa phương chưa lập được danh sách hộ gia đình trong khu vực ổ dịch; số hộ gia đình tham gia phun hóa chất chưa đạt tỷ lệ mong muốn là trên 90%. Chiến dịch diệt bọ gậy ở một số xã, phường còn nặng về hình thức mà chưa làm quyết liệt, triệt để.

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường đi cùng tốc độ đô thị hóa đang là một trong những nguyên nhân đẩy sốt xuất huyết tăng cao. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2017 tới nay, nhiệt độ miền Bắc cao hơn trung bình các năm và hầu như không có rét đậm, rét hại và mưa. Đây là điều kiện thuận lợi để muỗi sốt xuất huyết sinh trưởng, phát triển.

Còn theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sốt xuất huyết trên cả nước nhìn chung không tăng mạnh so với cùng kỳ song lại có số liệu đột biến tại một số địa phương như Hà Nội. Công tác hàng đầu trong phòng chống bệnh là vệ sinh môi trường, dọn dẹp phế thải, dụng cụ chứa nước… Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ý thức của cộng đồng chưa cao. Việc xử phạt hành chính được xem là biện pháp “mạnh tay” để thay đổi tình trạng này. Trong tháng 6, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đề nghị xử phạt 56 điểm để phát sinh điểm nguy cơ về bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu thừa nhận, các địa phương gặp khó trong vấn đề xử phạt vì liên quan đến ý thức của người dân.

Các bác sĩ cho biết để phòng bệnh viêm não nói chung và sốt xuất huyết, quan trọng nhất là phòng muỗi đốt (viêm não Nhật Bản B và sốt xuất huyết đều lây qua đường muỗi đốt). Cần tiêm ngừa đầy đủ mũi vaccine phòng viêm não. Các gia đình cho trẻ đi tiêm vaccine ngừa viêm não Nhật Bản đúng lịch, trẻ trên 5 tuổi không trong diện được tiêm vaccine miễn phí nên gia đình có thể cho trẻ tiêm chủng dịch vụ mũi vaccine nhắc lại để phòng bệnh.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Sáng 28/5, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đang đến gần, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?

Người mắc COVID-19 hiện nay có cần phải điều trị cách ly không?

Y tế - 17 giờ trước

Dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại, với các chủng mới, các ca trong cộng đồng tăng lên, nhiều người dân cũng băn khoăn việc cách ly người bệnh COVID-19 khi bệnh này đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Chuyên gia Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực tiếp về hỗ trợ về xạ trị tại Hà Tĩnh

Chuyên gia Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trực tiếp về hỗ trợ về xạ trị tại Hà Tĩnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (BVĐK tỉnh) đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Bệnh viện 108) trực tiếp về hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu - mặt - cổ, thực quản, vú và trực tràng.

Bé gái 8 tuổi bị cửa cuốn lên cao làm ngừng tim

Bé gái 8 tuổi bị cửa cuốn lên cao làm ngừng tim

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái có sở thích đu lên cửa cuốn và bất ngờ bị cuốn lên cao dẫn tới đa chấn thương, ngừng tim, ngừng thở phải đi cấp cứu ngay trong đêm.

Tìm lại nụ cười, hành trình nhân văn cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng

Tìm lại nụ cười, hành trình nhân văn cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Không chỉ là những ca phẫu thuật chỉnh hình, chương trình miễn phí dành cho trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng tại Bệnh viện E còn là hành trình thắp lại niềm tin, trả lại nụ cười và hy vọng cho hàng trăm gia đình trên khắp mọi miền đất nước.

Hà Nội: gia tăng số ca mắc COVID-19, người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa

Hà Nội: gia tăng số ca mắc COVID-19, người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa

Y tế - 2 ngày trước

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 16/5 đến ngày 23/5), toàn TP ghi nhận 5 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 179 trường hợp mắc sởi. Đặc biệt, Hà Nội ghi nhận 155 trường hợp mắc COVID-19, 0 ca tử vong.

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy

Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy

Y tế - 4 ngày trước

COVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh nền...

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh

Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh

Sống khỏe - 5 ngày trước

Điều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.

Top